Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, việc theo dõi và hiểu rõ về các bước tiến quan trọng là một phần quan trọng của việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Một trong những thành tựu quan trọng mà các bậc phụ huynh thường quan tâm là việc bé bắt đầu biết bò. Dấu hiệu này không chỉ đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển vận động của trẻ. Mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bé.
Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu này, Minizon Kids xin được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. Mời bạn cùng tham khảo ngay sau đây nhé!
Trẻ mấy tháng biết bò?
Bò là một trong 9 cột mốc trong quá trình phát triển của bé. Đây không đơn giản chỉ là phương pháp di chuyển mà còn giúp phát triển hệ cơ lưng. Củng cố hệ tuần hoàn hấp, đồng thời hạn chế những khuyết điểm trong dáng vóc của trẻ sau này. Không những thế, bò còn giúp tay chân bé trở lên linh hoạt hơn. Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, tăng sự cảm nhận và phát triển trí tuệ.
Chính vì tầm quan trọng của hoạt động bò, không quá ngạc nhiên. Khi nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc “trẻ mấy tháng biết bò”.
Trả lời cho câu hỏi mấy tháng bé biết bò các chuyên gia cho biết, theo đúng cữ. Thì trẻ sẽ bắt đầu biết bò từ tháng thứ 7. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con ở tháng thứ 8. Thứ 9 vẫn chưa biết bò nhé. Bởi có thể bé nhà bạn không phải dạng hiếu động, trẻ thực hiện mọi thứ không quá vội vàng.
Mỗi bé có những cách “khám phá” căn phòng khác nhau. Một số bé gần như chỉ bò bằng hai bàn tay, nhưng có bé lại trường đi bằng bụng, di chuyển bằng đầu gối,… Thử thách khó khăn nhất của trẻ trong giai đoạn tập bò chính là điều khiển tay chân cùng lúc. Đồng thời cân bằng được cơ thể. Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ thấy bé có thể bò bằng cả hai tay, hai chân với tốc độ cực nhanh!
Dấu hiệu bé chuẩn bị biết tập bò sớm
Một trong những dấu hiệu cho thấy bé sắp biết bò đó là khi trẻ sơ sinh có thể lăn từ tư thế bụng ra lưng và ngược lại. Một dấu hiệu khác của sự sẵn sàng muốn tập bò là khi con có thể tự đưa mình từ tư thế nằm nằm sấp lên tư thế ngồi.
Một số bé cũng đã có thể đứng dậy bằng tay kết hợp với đầu gối. Tuy nhiên, tư thế đứng của con sẽ chưa đủ vững vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy con đã bắt đầu sắp đạt được một cột mốc tiếp theo.
Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng của trẻ sắp biết bò:
– Con lăn và cuộn tròn cơ thể nhiều hơn.
– Con chuyển từ tư thế bò sang tư thế ngồi.
– Trẻ biết chống tay, kết hợp với đầu gối và muốn tiến về phía trước.
– Con nằm sấp và dùng tay áp xuống sàn để kéo cơ thể về phía trước.
– Con bắt đầu muốn bò với một chân, nhưng chưa thể kết hợp bằng hai chân luân phiên.
Đặc biệt hơn, một số bé hoàn toàn bỏ qua giai đoạn bò và con sẽ tiến thẳng. Đến giai đoạn đứng vững một mình thậm chí là đi bộ với sự hỗ trợ của cha mẹ.
Các tư thế khi bé tập bò
Có rất nhiều kiểu bò và mỗi bé sẽ tìm ra kiểu thích hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số tư thế bò đáng yêu, phổ biến nhất của bé:
– Lăn: Trẻ lăn cả thân người về phía mà trẻ muốn.
– Trườn kiểu mông: Trẻ sẽ ngồi và dùng tay đẩy mình phía trước.
– Kiểu bò cổ điển: Bé sẽ bò trên sàn nhà bằng tay và đầu gối với phần bụng của bé nằm trên sàn.
– Bỏ kiểu gấu: Đây là một biến thể của tư thế bò kiểu cổ điển. Bé sơ sinh giữ chân thằng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
– Bò trườn kiểu quân nhân:Tư thế bò này còn được gọi là “bò biệt kích”. Trẻ ở trong tư thế nằm sấp, chân dang ra sau và dùng tay kéo hoặc đẩy người về phía trước. Tư thế này tương tự như tư thế trườn người ở trong quân đội.
– Trườn cua: Trẻ sơ sinh đẩy mình về phía trước bằng tay không khi đầu gối vẫn được giữ cong. Lúc này nhìn bé giống như một con cua đang lướt trên cát nên được gọi là trườn cua.
– Trườn sâu đo: Đây là tư thế biến thể của bò kiểu bằng bụng. Trẻ kéo người về phía trước bằng cả 2 tay, đồng thời nhổm người dậy sau đó tiếp đất bằng bụng. Với cách di chuyển này trẻ có thể giữ thăng bằng bằng 2 chân trong thời gian ngắn.
Làm gì để khuyến khích trẻ sớm biết bò
Để trẻ biết bò theo một cách tự nhiên trong chặng hành trình phát triển. Các bậc phụ huynh hãy kiên nhẫn và chờ đợi. Tuy nhiên, đến giai đoạn trẻ bắt đầu sẵn sàng để tập bò, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng những cách sau.
1. Thường xuyên cho bé nằm sấp
Khi nằm sấp, trẻ sẽ ngọ nguậy, bắt đầu muốn chuyển sang tư thế nằm ngửa. Để thực hiện điều đó, trẻ cần dùng lực ở cánh tay, phần vai và cả thân để xoay người. Đây là một bài tập rèn luyện sức mạnh cho trẻ và là bước đệm để trẻ tập bò.
2. Tạo không gian an toàn
Cha mẹ hãy tạo một không gian an toàn cho trẻ khi tập bò bằng cách lau sạch khu vực. Trong nhà đặc biệt là sàn để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào sàn. Hay loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn từ các vật dụng trong nhà.
3. Dùng đồ chơi để khuyến khích trẻ
Cha mẹ hãy đặt mua món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Sau đó khuyến khích trẻ đến lấy món đồ chơi đó. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ biết bò. Sẽ chú ý đến những món đồ vật trong nhà và muốn tiến đến để lấy chúng từ khi 11 tháng tuổi.
Cách hướng dẫn và khuyến khích trẻ tập bò
Ngoài việc tìm hiểu trẻ mấy tháng biết bò, mẹ cũng cần tìm hiểu cách hỗ trợ để giúp con học bò nhanh hơn. Trong trường hợp trẻ lười bò có xu hướng chậm bò. Các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ bằng một số cách như sau:
1. Cho bé nhiều thời gian nằm sấp – tummy time
Trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên tập cho trẻ nằm sấp và chơi cùng đồ chơi ít phút mỗi ngày. Hành động này sẽ giúp phát triển được các nhóm cơ cần thiết, tăng khả tập bò về sau. Đồng thời cũng hạn chế được đầu trẻ bị bẹp do nằm quá nhiều.
2. Dùng đồ chơi để thu hút bé
Cha mẹ chỉ cần đặt món đồ chơi yêu thích ở xa tầm với của trẻ một chút. Để trẻ có động lực cố gắng di chuyển nhiều hơn. Đây là một trong số những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ thích bò.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt một số đồ như gối, những vật mềm để tạo thành chướng ngại vật. Giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi, tự tin nhanh nhạy hơn để vượt qua trở ngại.
3. Tạo không gian vui vẻ
Cha mẹ nên để trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm như bàn ghế, những vật dụng có cạnh cứng trong nhà và đặc biệt là cầu thang. Chỉ khi nào trẻ đã đi thật vững, cha mẹ mới cho trẻ đến gần những khu vực trên.
Tập bò là một trong nhiều cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng di chuyển đầu tiên của trẻ. Cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường an toàn thể thực hiện cột mốc quan trọng này nhé.
Cách bảo vệ trẻ an toàn khi bắt đầu tập bò
Tiến hành lắp khóa an toàn cho các cửa tủ và ngăn kéo để tránh bé bị đụng đầu. Nếu tủ chứa dao, kéo, sản phẩm tẩy rửa, thuốc, pin,… Hay các vật dụng khác có thể gây hại cho bé thì bạn nên khóa chặt chúng lại khi có bé ở đó.
Những sợi dây treo lủng lẳng từ bộ mành hoặc rèm cửa rất có sức hút với nhiều bé khiến bé nắm lấy. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ nghẹt thở do dây quấn vào cổ bé.
Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ, việc dùng rào chắn ở đầu. Và chân cầu thang được xem là biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng té ngã khi bé chơi đùa ở gần cầu thang.
Bạn cũng nên chọn mua hoặc thay thế các ổ cắm điện thường bằng ổ cắm có nắp. Vì sẽ đề phòng rủi ro trẻ bị giật điện do vô tình chạm phải vào ổ điện trong lúc chơi.
Bạn cũng cần thay thế hoặc bo góc lại các góc sắc nhọn có trong nhà. Bằng việc dùng các tấm chắn góc hay cạnh bằng cao su để đảm bảo an toàn cho bé khi bé di chuyển.
Bạn nên cố định TV, giá sách hay những vật nặng khác trong nhà. Để hạn chế các vật này đè lên người trẻ nhé. Bố trí các tấm chắn ở cửa sổ. Hoặc lưới an toàn ở ban công để đề phòng trẻ bị rơi ra ngoài từ các vị trí này.
Giữ trẻ tránh xa vòi nước nóng đang xả để tránh trẻ bị bỏng.
Độ tuổi trung bình trẻ biết bò là bao nhiêu?
Hầu hết trẻ sơ sinh thường bắt đầu biết bò hoặc trườn trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Giai đoạn này thường không kéo dài và trở thành bước đệm quan trọng để trẻ bắt đầu đứng dậy và tập đi. Tuy nhiên có trường hợp một số trẻ bỏ luôn giai đoạn bò để tiến thẳng đến bước đi.
Song song đó, cũng có số ít trẻ đã 9,10 hoặc 11 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết bò. Điều này làm cho các bậc phụ huynh lo lắng. Vì thế, để khuyến khích trẻ biết bò, cha mẹ hãy thực hiện những việc sau. Cho trẻ chơi trên sàn nhiều hơn, đưa trẻ ra khỏi xe đẩy, cũi hoặc rải đồ chơi xung quanh nhà.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả những việc trên, nhưng trẻ vẫn chưa biết bò. Tình trạng này nếu kéo dài, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra đề nghị về cách vận động và thực hiện vật lý trị liệu ở trẻ.
Khi nào bạn cần quan tâm khi trẻ vẫn chưa biết bò?
Nếu bé tỏ ra không thích việc bò, bạn có thể hỗ trợ di chuyển phối hợp tay và chân của bé. Trường hợp bé sinh non, thời gian bé biết bò có thể chậm hơn vài tháng so với các bạn cùng trang lứa. Bạn cũng nên kiểm tra lại những vấn đề sau khi bé nhà bạn đã 9, 10 hoặc thậm chí là 12 tháng tuổi mà chưa biết bò:
– Độ an toàn của không gian xung quanh bé. Những dịp chơi trên sàn nhà của bé có nhiều không? Có lâu không?
– Khuyến khích bé tìm đến đồ chơi được đặt trên sàn.
– Hạn chế sử dụng thường xuyên xe đẩy, cũi, ghế ngồi bệt. Hoặc chơi những trò chơi tại chỗ khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.
– Nếu đã kiểm tra tất cả những điều trên nhưng bé vẫn chưa biết bò, dù không gặp vấn đề nào về sức khỏe. Thì việc bạn nên làm là kiên nhẫn chờ đợi. Mỗi bé sẽ có các mốc phát triển khác nhau và bé cần có thời gian để tìm ra nó.
– Tuy nhiên, nếu bé đã 1 tuổi mà vẫn không hứng thú với việc bò, đứng hoặc đi, không sử dụng. Hoặc ít sử dụng tay và chân, bạn cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Vì đây rất có thể là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất và trí não của bé.
Mặt khác, để bé có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tình trạng biếng ăn. Ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như lysine, kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… Trẻ sẽ dễ gặp phải ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất. Tinh thần nếu không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng kể trên.
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ tập bò
Trong giai đoạn trẻ tập bò, cha mẹ cần đảm bảo tạo một không gian an toàn. Và hạn chế những nguy hiểm từ những vật dụng xung quanh. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý:
– Các ngăn tủ: Lắp các chốt và khoá an toàn trên cửa tủ và ngăn kéo, tránh trường hợp tủ chứa các chất tẩy rửa. Thuốc, dao, diêm hay các vật dụng khác gây nguy hiểm cho trẻ.
– Mành, rèm: Sợi dây lủng lẳng của mành hoặc rèm có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Nguy hiểm hơn trẻ không để ý và quấn quanh cổ.
– Cầu thang: Đối với những ngôi nhà có cầu thang thì cổng an toàn chắc chắn là một điều bắt buộc. Vì cổng sẽ giúp bảo vệ trẻ an toàn và không bị ngã nhào xuống cầu thang. Nên trang bị cổng ở đầu và cuối cầu thang.
– Các ổ cắm điện: Đối với các ổ cắm điện, cha mẹ nên trang bị nắp cắm điện để tránh trẻ tò mò và chạm vào.
– Các góc nhọn: Các cạnh bàn hay cạnh ghế có nhiều góc nhọn là nguy cơ tiềm ẩn làm cho trẻ bị thương khi tập bò. Cha mẹ có thể trùm các góc nhọn này bằng cao su để giúp đảm bảo an toàn hơn khi trẻ di chuyển
– Các vật nặng và đồ đạc: Cha mẹ hãy đặt các thiết bị ở vị trí cố định, tránh trường hợp trẻ vô tình va vào. Làm ngã các vật dụng và đè lên trẻ.
– Các cửa sổ: Các bậc phụ huynh nên trang bị tấm chắn cửa sổ hoặc lưới an toàn. Đặc biệt là những căn hộ chung cư, để tránh trường hợp trẻ rơi xuống từ ban công.
– Vòi nước: Với các bình nước có trang bị hai chế độ nóng và lạnh, cha mẹ nên tránh bé lại gần. Hoặc dùng khóa trẻ em để đảm bảo an toàn.
Lưu ý: Các bậc phụ huynh nên đặt các vật dụng nguy hiểm như pin, kính, thuốc ngoài tầm với của trẻ em.
Lời kết
Bài viết trên Minizon Kids đã cung cấp những thông tin về thời gian trẻ biết bò, dấu hiệu cho thấy trẻ biết bò sớm cũng như những lưu ý trong giai đoạn này. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi những bài viết tiếp theo của Minizon Kids để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về những các mốc thời gian phát triển của bé nhé!
Mong rằng bài viết trên của Minizon Kids sẽ mang đến cho bậc phụ huynh những kiến thức để xây dựng cho con một sự phát triển hoàn hảo nhất.