Táo bón là một vấn đề phổ biến mà nhiều trẻ em và bậc phụ huynh thường gặp phải. Nó không chỉ gây khó khăn trong việc tiêu hóa mà còn tạo ra sự bất tiện cho cả gia đình. May mắn, có nhiều cách giúp trị táo bón ở trẻ em một cách tự nhiên và hiệu quả.
Trong bài viết này, Minizon Kids sẽ chia sẻ đến bạn 20+ thực phẩm ngon mắt và dễ chế biến nhất để giúp trẻ của bạn vượt qua tình trạng này.
Tình trạng táo bón là gì?
Táo bón là gì? Táo bón là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở khoảng 20% dân số toàn cầu. Đặc trưng bởi tình trạng đại tiện không thường xuyên, với tần suất ít hơn 3 lần mỗi tuần. Khi bị táo bón, phân thường rất cứng, khô. Bệnh nhân bị táo bón thường phải gồng mình, rặn mạnh mới thải phân ra ngoài được.
Không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống thường ngày. Táo bón kéo dài, mạn tính còn gây nguy hiểm đến sức khỏe. Việc rặn mạnh, rặn lâu khiến hậu môn đau rát, chảy máu
Nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn ít chất xơ, ít ăn rau củ quả. Vậy Bị táo bón nên ăn gì? Ăn gì để không bị táo bón?
Nhận biết trẻ bị táo bón
Các triệu chứng của trẻ bị táo bón có thể bao gồm :
– Trẻ đi đại tiện ít hơn hai lần một tuần
– Đi đại tiện phân khô hoặc vón cục như phân dê
– Mỗi lần đi trẻ khó chịu, bị đau hậu môn
– Nếu trẻ đã biết nói trẻ sẽ nói cho bạn biết trẻ không thể đi đại tiện được
– Trẻ liên tục thay đổi tư thế, gồng mình, cong mông để rặn
– Bụng trẻ chướng nhẹ, đầy hơi
Nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ có thể do:
Nguyên nhân chính đó là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh giúp tất cả các hệ thống hoạt động như một cỗ máy được bôi dầu tốt. Mặc dù một số yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung, một đường ruột khỏe mạnh sẽ thúc đẩy các mô hình đào thải lành mạnh….
– Trẻ không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, bị mất nước.
– Trẻ bị bệnh Celiac, bệnh giãn đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
– Trẻ có rối loạn ảnh hưởng đến não và cột sống, chẳng hạn như tật nứt đốt sống liên kết bên ngoài
– Trẻ bị chấn thương tủy sống hoặc não
Minizon Kids sẽ chia sẻ đến bạn các loại thực phẩm chữa táo bón cho trẻ nhỏ ngay sau đây
20 Thực phẩm trị táo bón cho trẻ đơn giản
Trong nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón, chế độ dinh dưỡng có thể nói là nguyên nhân hàng đầu. Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều thức ăn cay nóng. Đồ ăn khó tiêu thường dễ gặp phải tình trạng khó đi tiện trong vài ngày.
Bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm nhuận tràng để sớm bình thường. Phương án này đảm bảo độ an toàn cao, phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Giúp cải thiện táo bón đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
1. Bông cải xanh – Thực phẩm trị táo bón
Bông cải xanh (Súp lơ xanh) là một loại rau chứa lượng chất xơ dồi dào giúp đường ruột khỏe mạnh. Tăng cường tiêu hóa và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Trong 91g bông cải xanh tươi chứa đến 2,4g chất xơ. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất khác như Vitamin C, K, B9
Dưới đây là cách chế biến món ăn dặm từ bông cải xanh
Súp bông cải xanh bí đỏ
Nguyên liệu
– 1 miếng bí đỏ nhỏ, 2 nhánh bông cải xanh, 1 thìa dầu oliu và nước đun sôi để nguội.
Cách làm
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ sau đó trộn với dầu oliu và đem đi nướng đến khi mềm.
– Rửa sạch bông cải xanh và hấp chín.
– Xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ, súp lơ xanh với một chút nước.
– Đổ súp bông cải xanh bí đỏ ra bát, để nguội bớt và cho bé ăn.
– Cháo bông cải xanh thịt gà
Nguyên liệu
30g thịt gà, 30g bông cải xanh, 35g cháo đặc hoặc cháo hạt vỡ, 1 thìa dầu ăn dặm.
Cách làm
– Thịt gà rửa sạch và xay nhỏ.
– Bông cải xanh rửa sạch đem đi luộc rồi xay nhỏ.
– Cho cháo vào nước vừa luộc rau nấu trong 10-15 phút và thêm thịt gà, bông cải xanh vào nấu chín mềm.
– Tắt bếp, thêm dầu ăn và đổ cháo ra bát để nguội bớt và cho bé ăn.
2. Chuối trị táo bón cho bé
Chuối là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngăn chặn táo bón. Trong 100g chuối chứa khoảng 2,6g chất xơ
Bao gồm 2 loại chính sau:
– Kháng tinh bột
Loại chất xơ này có trong chuối chưa chín, chúng không được tiêu hóa tại ruột non, khi đến ruột già sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi.
– Pectin
Loại chất xơ này có trong chuối chín, tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Các món ăn dặm cho bé từ chuối mẹ có thể tham khảo như chuối nghiền sữa, sinh tố bơ chuối,…
– Chuối nghiền sữa
Mẹ chuẩn bị 1 quả chuối và 30ml sữa công thức bé hay dùng. Chuối lột vỏ và tán nhuyễn sau đó trộn với sữa cho bé thưởng thức.
– Sinh tố bơ chuối
Mẹ chuẩn bị nửa quả chuối và ¼ quả bơ, 2 thìa sữa công thức bé hay dùng. Chuối và bơ lột vỏ, xay/nghiền nhuyễn sau đó trộn với sữa cho bé thưởng thức.
3. Rau mồng tơi
Mồng tơi được xem là một trong những thực phẩm trị táo bón tốt nhất cho trẻ. Trong mồng tơi có chứa tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc…
Thêm vào đó, với một lượng lớn chất nhầy pectin và tinh bột polysaccharide. Chứa trong mồng tơi sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Kích thích nhu động ruột và nhuận tràng. Giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.
4. Dùng đậu đỏ chế biến món ăn trị táo bón
Đậu đỏ là một trong những hạt chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến các loại vitamin B1, B6, C, E, K,…giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.
Do đó, hiện nay nhiều người bệnh đã tìm đến đậu đỏ như một thực phẩm chữa táo bón tại nhà.
Bạn có thể tham khảo cách chế biến món ăn trị táo bón từ đậu đỏ đơn giản như sau:
– Chuẩn bị 100g đậu đỏ, 100g nếp cẩm, 1,5 lít nước, đường phèn và nước cốt dừa.
– Vo gạo nếp và đậu đỏ, ngâm 2 tiếng để nấu đậu và nếp mau mềm hơn.
– Sau đó cho gạo nếp và đậu đỏ vào trong nồi, nấu chín mềm.
– Khi gạo và đậu đỏ mềm thì cho thêm đường phèn và nước cốt dừa vào.
– Thêm một ít muối cho chè thêm thơm ngon đậm đà hơn.
Thưởng thức khi còn nóng hoặc có thể ăn lạnh. Tuy nhiên khi đang khó tiêu bạn nên ăn chè còn nóng để kích thích tiêu hóa, đại tiện tốt hơn.
5. Đu đủ hầm xương heo – Món ăn trị táo bón
Đu đủ là một trong các loại trái cây “vàng” trong vấn đề điều trị chứng táo bón nhẹ tại nhà. Trong quả đu đủ chứa các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên. Đồng thời còn giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, điều trị chứng táo bón nhanh chóng.
Do đó, từ xa xưa khi bị táo bón, dân gian đã lưu truyền nhau sử dụng đu đủ ăn để chữa bệnh. Bạn có thể sử dụng quả đu đủ tươi, chín mềm để ăn bổ sung mỗi ngày để nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu đi đại tiện. Xay sinh tố đu đủ, làm nộm đu đủ với nhiều loại rau cũng vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng còn cứng hầm với xương heo ăn mỗi tuần. Xương heo chứa nhiều dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kết hợp với các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa trong quả đu đủ giúp bạn đi đại tiện thuận lợi hơn.
6. Rau đay kích thích đại tiện, thực phẩm trị táo bón
Rau đay chữa táo bón là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng. Trong rau đay có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Bên cạnh trị táo bón, rau đay còn giúp cải thiện tình trạng hen suyễn. Giúp kháng viêm, cầm máu và giải nóng mùa hè,…Hạt của loại cây này còn được dùng để chuyển máu, bổ tim. Không những thế, loại rau này còn có công dụng lợi sữa. Nên còn được dùng cho phụ nữ sau sinh ăn trong tuần đầu để tăng lượng sữa về cho bé bú.
Trị táo bón bằng rau đay với cách dùng đơn giản. Bạn có thể ăn như các loại rau bình thường khác hoặc nấu nước lá rau đay uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng một thời gian, tình trạng táo bón trong mấy ngày liền nhanh chóng thuyên giảm.
7. Lá rau lang – Thực phẩm “vàng” trong làng trị táo bón
Củ khoai lang là một trong những thực phẩm trị táo bón. Bên cạnh đó, lá rau lang hay đọt rau lang cũng là loại rau có công dụng trị táo bón. Tương tự như một số loại rau khác, rau lang có nhiều chất xơ, vitamin và hoạt chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Khi nhận thấy cơ thể không đi ngoài được, bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình món ăn trị táo bón với rau lang.
Cách chế biến đơn giản như sau:
– Bạn dùng một nắm lá rau lang non, sử dụng phần đọt non.
– Rửa rau thật sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Sử dụng một ít dầu vừng, xào rau lang ăn với bữa cơm hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu canh lá rau lang và thịt băm, tôm băm, luộc rau lang ăn với thịt kho,…đều có tác dụng nhuận tràng tốt.
8. Bổ sung rau diếp cá vào thực đơn trị táo bón
Rau diếp cá là thực phẩm trị táo bón được nhiều người sử dụng. Loại rau này có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài giúp điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rau còn giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột.
Với loại rau này, bạn có thể ăn sống kèm với bữa cơm hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể nấu nước rau diếp cá uống để kích thích tiêu hóa, bài tiết, tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Một số người không thích mùi của loại rau này có thể sử dụng loại rau hoặc thực phẩm khác.
9. Bổ sung nhiều nước
Người bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng nhanh chóng? Hầu hết các bác sĩ cho rằng, thức uống “vàng” để trị táo bón là nước. Nước chiếm tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể tùy lứa tuổi.
Uống nước giúp
– Bôi trơn thành ruột, giảm sức căng bề mặt của ruột và độ ma sát giữa phân với ruột
– Làm mềm phân hiệu quả
– Giảm đau rát nếu có xảy ra táo bón
Chính vì vậy, cung cấp đủ nước là nguồn thực phẩm trị táo bón cơ bản và cần thiết cho sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng.
10. Rau mồng tơi
Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng với chất nhầy pectin giúp làm mềm phân, nhuận tràng. Giúp trẻ thoát khỏi táo bón. Hơn nữa, rau mồng tơi có tính mát, lành tính, ít gây dị ứng
Vậy chế biến rau mồng tơi như thế nào giúp bé ăn ngon miệng, hết táo bón? Mẹ hãy nấu ngay các món cháo mồng tơi dưới đây cho bé nhé!
Cháo mồng tơi thịt lợn
– Chuẩn bị: 30g gạo hoặc bột gạo, 10 lá mồng tơi, 30g thịt lợn xay, 1 thìa dầu oliu.
Cách làm
– Mẹ cho bột gạo và lượng nước phù hợp vào nồi nấu nhừ
– Rau mồng tơi, thịt lợn rửa sạch xay nhuyễn
– Khi cháo gần chín, mẹ cho thịt lợn xay vào, khuấy đều
Đến khi cháo chín, mẹ cho rau mồng tơi đã xay vào, đun sôi một lúc rồi tắt bếp, sau đó múc cháo ra bát thêm dầu oliu để nguội bớt và cho bé ăn
Cháo mồng tơi cá hồi
– Chuẩn bị: 50g cá hồi phi lê, 30g gạo hoặc bột gạo, 100g rau mồng tơi, dầu oliu, gừng
Cách làm
– Cá hồi rửa sạch và thấm khô, đun sôi 500ml nước thêm gừng thái lát và cho cá hồi vào luộc trong 2 phút
– Sau đó dầm nhuyễn cá hồi, giữ lại phần nước để nấu cháo
– Rau mồng tơi rửa sạch xay nhuyễn
– Thêm gia vị, tiếp tục nấu trong 5 phút rồi tắt bếp, cho cháo ra bát thêm dầu oliu để nguội bớt và cho bé ăn.
11. Khoai lang – Thực phẩm trị táo bón
Khoai lang là thực phẩm chống táo bón cho trẻ hiệu quả bởi vì chúng ngọt, mềm, giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất xơ cao (1,3g chất xơ/100g khoai lang). Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn từ khoai lang giúp bé ngăn ngừa táo bón như:
Cháo khoai lang – trứng gà
– Chuẩn bị: 250g khoai lang, 1 quả trứng gà, sữa tươi/sữa bột đã pha.
Cách làm
– Khoai lang gọt sạch vỏ, thái lát và hấp 10-15 phút
– Xay khoai lang với sữa tươi hoặc sữa bột đã pha
– Cho hỗn hợp lên chảo, thêm lòng đỏ trứng gà khuấy đều đến khi chín thì tắt bếp
– Lọc cháo qua rây sạch, để nguội bớt và cho bé ăn
Súp gà – khoai lang – đậu xanh
– Chuẩn bị: 1 miếng ức gà, 2-3 thìa bột gạo, 1 nắm đậu xanh và nửa củ khoai lang
Cách làm
– Ức gà rửa sạch, luộc 15-20 phút sau đó vớt ra thái hạt lựu
– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và thái lát
– Lọc lấy phần nước gà, cho thêm bột gạo, đậu xanh, khoai lang, thịt gà vào, ninh nhừ trong 40-50 phút
– Thêm chút gia vị, tắt bếp và đổ súp ra bát để nguội bớt và cho bé ăn
12. Món ăn trị táo bón hiệu quả với đậu xanh
Đậu xanh giúp trị táo bón được nhiều mẹ bỉm áp dụng cho trẻ nhỏ. Thực phẩm này đối với tình trạng táo bón của người trưởng thành cũng có hiệu quả. Bởi trong đậu có chứa nhiều dưỡng chất phong phú. Đặc biệt là hàm lượng lớn chất xơ cải thiện tiêu hóa, giúp nhuận tràng và ngăn tình trạng táo bón.
Ngoài ra, những chất như sắt, photpho, calci, vitamin,…trong đậu xanh cung cấp dưỡng chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Chế biến đậu xanh theo công thức cháo như sau:
– Sử dụng 50g đậu xanh, 50g gạo, 50g thịt nạc băm, gia vị
– Bạn nên ngâm rửa đậu xanh với nước ấm trước khi nấu 3 – 4 tiếng giúp đậu mềm và mau nhừ hơn
– Sau đó bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu cho đến khi cháo nở mầm, không bị bén nồi
– Khi cháo nhừ cho thịt băm vào, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi múc ra tô thưởng thức
– Ăn khi còn nóng cháo sẽ ngon hơn và kích thích tiêu hóa tốt hơn
13. Sắn dây
Từ xa xưa, sắn dây đã được sử dụng để chữa táo bón bởi vì chúng có tính hàn. Chứa nhiều flavonoid, acid amin giúp làm mềm phân, nhuận tràng, thông tiện. Bên cạnh đó, sắn dây còn có tác dụng tăng cường co bóp cơ hoành hậu môn. Tăng sinh tân dịch giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ có thể dùng sắn dây trị táo bón theo các bước sau
– Cho 2-3 thì bột sắn dây vào khoảng 300mL nước và khuấy đều
– Đun sôi đến khi cháo sắn dây trong và dẻo lại
– Đổ cháo sắn dây ra bát, để nguội bớt và cho trẻ ăn
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, do đó, không nên cho con uống bột sắn dây sống tránh gây rối loạn tiêu hóa.
14. Bổ sung thêm rau đắng vào thực đơn
Rau đắng là một loại cây thân thảo, sống lâu nấm, mọc dại ở những nơi đất ẩm như bờ ruộng, bãi sông,…Hoặc được trồng như hoa màu ở nhiều nơi. Trong loại rau này có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài các công dụng như lợi tiểu, tăng khả năng đông máu, hạ huyết áp, lợi mật, hạ sốt, tăng cường hô hấp,…Rau đắng còn hiệu quả đối với trường hợp gặp vấn đề về đường ruột. Bạn có thể sử dụng rau đắng chế biến món ăn thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp việc đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, do rau đắng có vị đắng tự nhiên nên một số người không thể sử dụng. Bạn có thể thay đổi thành thực phẩm trị táo bón khác phù hợp hơn. Ngoài ra, để giảm độ đắng, bạn không nên chế biến rau quá lâu. Đồng thời khi nấu cho vào nồi một ít đường để giúp rau không quá đắng, dễ sử dụng hơn.
15. Bơ – Thực phẩm trị táo bón cho bé
Với hàm lượng chất xơ cao (100g bơ chứa khoảng 7g chất xơ), bơ được xem là loại thực phẩm hàng đầu trị táo bón cho trẻ. Trong đó, lượng chất xơ hòa tan chiếm 25% giúp làm mềm phân. Là nguồn nuôi dưỡng lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hơn nữa, bơ còn có tính chất mềm, dẻo, vị thơm và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ (vitamin, sắt, kali, omega 3,…). Do đó, bơ rất thích hợp để làm món ăn dặm ngừa táo bón cho trẻ.
Về cách chế biến, mẹ nên xay hoặc nghiền nhuyễn bơ, có thể thêm một chút muối giúp trẻ dễ ăn hơn.
Lưu ý, mẹ không nên trộn chung bơ với đường, sữa vì dễ khiến phân cứng, tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn.
15. Nha đam có tính mát, hỗ trợ trị táo bón
Nha đam là một thực phẩm có hiệu quả trong việc nhuận tràng, thanh mát cơ cơ thể. Trong phần thịt trong suốt của nha đam có chứa nhiều nước, vitamin, chất kháng viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, nha đam còn chứa chất xơ. Giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng táo bón an toàn tại nhà.
Bạn đọc có thể sử dụng nha đam nấu chung với đậu xanh thành món chè thanh nhiệt, giải độc vào mùa hè. Nấu với đường phèn sẽ tốt hơn trở dụng đường tinh chế. Ngoài cách chế biến này, bạn cũng có thể uống nước ép nha đam hỗ trợ tiêu hóa. Mau chóng đẩy lùi các triệu chứng táo bón khó chịu cho cơ thể.
16. Củ cải đường
Củ cải trắng có tính ngọt mát, chứa hàm lượng chất xơ cao (2,8g chất xơ/100g củ cải) giúp tăng cường tiết dịch, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ hiệu quả. Chính vì vậy, mẹ hãy bổ sung các món ăn từ củ cải đường cho bé nhé:
Cháo củ cải đường thịt heo
– Chuẩn bị: 30g thịt heo băm, 30g củ cải, 35g bột gạo, dầu ăn dặm
Cách làm
– Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút
– Củ cải đường gọt vỏ, rửa sạch, luộc nhừ sau đó nghiền nát
– Khi cháo chín, thêm lần lượt thịt heo, củ cải đường vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp
– Múc cháo củ cải đường thịt heo ra bát, thêm chút dầu ăn, để bớt nóng và cho bé ăn
Cháo củ cải đường thịt bò
– Chuẩn bị: 30g thịt bò, 30g củ cải, 35g bột gạo, dầu ăn dặm
Cách làm
– Cho bột gạo và lượng nước thích hợp vào nồi nấu 15 phút
– Củ cải đường gọt vỏ, rửa sạch, luộc nhừ sau đó nghiền nát
– Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ sau đó xay nhuyễn
– Khi cháo chín, thêm lần lượt thịt bò, củ cải đường vào khuấy đều, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp
– Múc cháo củ cải đường thịt bò ra bát, thêm chút dầu ăn, để bớt nóng và cho bé ăn.
17. Các loại quả họ cam trị táo bón
Các loại quả họ cam như bưởi, cam, quýt giàu chất xơ giúp đẩy lùi táo bón cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, naringenin, lycopene giúp nhuận tràng. Tăng tiết dịch đại tràng và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đường ruột. Mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp múi quả hoặc ép lấy nước nguyên chất cho bé uống để ngăn ngừa táo bón.
18. Nho – Thực phẩm trị táo bón
Nho cũng là loại trái cây thường được các mẹ bỉm sữa thêm vào thực đơn trị táo bón cho trẻ. Bởi vì, nho vừa tốt cho sức khỏe trẻ vừa chứa nhiều chất xơ giúp làm mềm phân. Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Mẹ chọn nho tươi, sạch cho bé ăn trực tiếp hoặc cho uống nước ép nho để chống lại táo bón nhé.
19. Thực phẩm trị táo bón: Kiwi
Kiwi là loại hoa quả tốt cho việc trị táo bón (18). Trung bình mỗi trái kiwi (69g) chứa:
– 1g chất xơ – tương đương 6-10% lượng chất xơ mà mỗi người trưởng thành được khuyến cáo dùng mỗi ngày
– 64mg vitamin C – tương đương 100% lượng vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành mỗi ngày: Hỗ trợ tăng nhu động dạ dày, tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
– 7g Magie – hỗ trợ phân tăng hấp thụ nước, điều trị táo bón.
20. Dầu ô liu và dầu hạt lanh
Khi bị táo bón thường xuyên, hệ khuẩn đường ruột yếu, táo bón nặng. Người nhà thường loay hoay tìm thực phẩm trị táo bón với sự trằn trọc: Bị táo bón nên ăn gì?
Trên thị trường hiện nay có dầu ô liu và dầu hạt lanh có tác dụng nhuận tràng. Chính đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bảo vệ hệ đường ruột ổn định đã giúp dầu olive và dầu hạt lanh góp phần làm mềm phân và giảm chứng táo bón.
Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm trị táo bón
Những thực phẩm trị táo bón được nhắc đến trong nội dung trên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều thực phẩm khác, bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thực phẩm, cần lưu ý những vấn đề sau:
– Lựa chọn thực phẩm sạch, còn tươi, không bị dập úa, các loại hạt nên chọn hạt đầy, không bị sâu mọt cắn. Chọn những thực phẩm được trồng và chăm sóc không phân thuốc hay nhiều hóa chất độc hại.
– Sơ chế sạch sẽ, nên ngâm với nước muối các loại rau trước khi chế biến để đảm bảo loại bỏ bụi, vi khuẩn trên lá. Đặc biệt nếu bạn ăn sống rau nên rửa thật sạch và chọn loại không phân thuốc hóa học độc hại để ăn.
– Cân bằng dinh dưỡng, không tập trung ăn quá nhiều nhóm thực phẩm trị táo bón. Thay vào đó, bạn nên cân bằng bữa ăn hàng ngày, bổ sung xen kẽ các thực phẩm, món ăn giúp nhuận tràng để kích thích tiêu hóa, nhu động ruột.
– Kết hợp chế độ dinh dưỡng với thay đổi thói quen sinh hoạt. Nên tập đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu, không nên nhịn, mỗi ngày xây dựng thói quen đi đại tiện để ngăn tình trạng táo bón tái phát gây khó chịu cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế ăn nhiều gia vị, dầu mỡ có thể làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Không nên sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Lời kết
Như vậy, Minizon Kids đã giới thiệu chi tiết cho các mẹ về các loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ dễ chế biến, hiệu quả cao và những lưu ý chung khi sử dụng. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp mẹ xây dựng được thực đơn đẩy lùi táo bón cho bé hiệu quả, phù hợp nhất.
Minizon Kids chúc mẹ sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm chăm con mẹ nhé!