Cách luyện tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé hiệu quả 100%

Ngủ đúng giờ đối với các bé luôn là việc cần thiết. Việc này đòi hỏi bố mẹ phải chú ý và tạo lập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Khi trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và những sinh hoạt hằng ngày. Để giải quyết vấn đề này, Minizon Kids sẽ chia sẻ với các mẹ một bí quyết. Bí quyết này sẽ giúp các bé nhà bạn có những giấc ngủ ngon hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số cách luyện tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Các mẹ hãy cùng chúng tôi, trao đổi và chia sẻ những kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao bé cần đi ngủ đúng giờ?

Đi ngủ đúng giờ được hiểu là việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé. Giấc ngủ luôn luôn giữ một vai trò rất quan trọng đối với bé. Trong quá trình phát triển ở nhiều mặt như: Tinh thần, thể chất,… Giấc ngủ luôn có tác động tích cực nhằm thúc đẩy bé phát triển.

Nhưng việc hình thành giấc ngủ cho bé là một điều không hề dễ dàng. Chính là vì bé sẽ không thích đi ngủ đúng giờ, đặc biệt là khi trẻ có anh chị em còn thức. Việc ngủ không đủ giấc là rất nguy điểm, đặc biệt là đối với các bé. Nó ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến sự phát triển toàn diện, những hoạt động hằng ngày của bé. Vậy nên, việc tạo lập thói quen đi ngủ sớm cho bé là điều cần thiết.

luyen-thoi-quen-ngu-cho-con

Giấc ngủ của bé diễn ra như thế nào?

Trẻ sơ sinh gần như sẽ ngủ cả ngày đêm, các bé sẽ chỉ tỉnh dậy hoảng 2 đến 3h để bú sữa. Các bé cũng chưa nhận biết được ngày và đêm nên thường sẽ ngủ vào ban ngày. Ngược lại, trẻ sơ sinh do thường ngủ vào ban ngày nên sẽ thức nhiều hơn vào ban đêm.

Các bé sẽ ngủ tổng cộng từ 8 đến 9 tiếng đồng hồ vào ban ngày. Đến ban đêm, các bé ngủ khoảng 8 tiếng đồng đồ. Hầu hết sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm, không thức giấc từ 6 đến 8 tiếng khi được 3 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Một số trường hợp đặc biệt như: Non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản,… cần được cho bú thường xuyên hơn.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc thế nào?

Nếu bé thức vào lúc cuối chu kỳ ngủ thì bé sẽ bắt đầu giai đoạn ngủ yên lặng. Trong giai đoạn này, bé vẫn yên lặng dù đã tỉnh và có thể nhận thức được thế giới xung quanh. Vào lúc này, bé có thể quan sát mọi vật, hay nhìn chăm chú vào một vật. Sau giai đoạn này bé sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Đây là giai đoạn mà bs sẽ chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh có cử động. Cũng trong giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Các mẹ nên dỗ bé bằng cách ôm bé sát vào người hoặc quấn cho bé một chiếc khăn/chăn mền. Và có thể cho bú khi bé bắt đầu khóc.

Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi đi ngủ

Các nguyên nhân thường gặp gồm có:

– Độc lập: Một biểu hiện của sự độc lập đang dần hình thành trong trẻ là khi trẻ khóc và không muốn đi ngủ. Cần dỗ trẻ bằng cách cho trẻ quyền lựa chọn như ôm gấu bông, búp bê đi ngủ.

– Sợ hãi: Một số trẻ có nỗi sợ với bóng tối nên đêm tới thường hay quấy khóc, khóc giữa đêm khi tỉnh giấc. Lúc này việc ôm và vỗ về sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ là điều rất cần thiết.

–  Mệt mỏi: Việc ngủ quá nhiều hoặc không đủ vào ban ngày sẽ khiến trẻ mệt mỏi, hiếu động quá mức vào ban đêm, có thể bé cần vận động nhiều hơn vào ban ngày để có một giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối

–  Trẻ có vấn đề về sức khỏe: Những vấn đề thường gặp là mọc răng, đói hoặc khát, trẻ sắp ốm hoặc bị dị ứng/ côn trùng đốt.

Giấc ngủ được chia làm mấy loại?

Giấc ngủ của các bé cũng giống như người lớn, có nhiều giai đoạn khác nhau, giấc ngủ gồm 2 loại:

– Giấc ngủ REM (cử động mắt nhanh): Được biết đến là giấc ngủ nông,trẻ có thể nằm mơ và cử động mắt nhanh. Dù chỉ ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, nhưng bé chỉ ngủ sâu được 8 tiếng. Khoảng một nửa thời gian còn lại là giấc ngủ REM.

– Giấc ngủ chậm Non-REM (không cử động mắt nhanh), có 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

+ Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – trẻ có thể kêu “è è”, giật mình, hay vặn mình.

+ Giai đoạn 3: Ngủ sâu – trẻ im lặng và không động đậy.

+ Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – trẻ nằm im và ngủ rất say.

Giấc ngủ của bé sẽ diễn ra tuần tự từ 1 đến 4, sau đó quay lại giai đoạn 2 rồi chuyển sang REM. Những tháng đầu, trẻ dễ thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

giac-ngu-cua-con

Cách luyện tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Một số cách hiệu quả để rèn cho bé ngủ đúng giờ như sau:

1. Dấu hiệu bé buồn ngủ

Khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh là lúc bé không thể thức quá 2 giờ liên tục. Nếu việc này xảy ra, bé sẽ bị mệt mỏi và sẽ có biểu hiện khó ngủ. Mẹ cần biết ột số dấu hiệu khi bé buồn ngủ như: Chớp mắt liên tục, mắt lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại,… Khi mẹ nhận ra con mình đang buồn ngủ, lúc đó hãy đặt bé vào nôi hoặc giường. Điều này sẽ giúp bé có thể ngủ đúng giờ giấc, giúp bé khỏe mạnh hơn. Mẹ không nên quá lo lắng, việc này khá dễ dàng, chỉ cần chú ý là được.

2. Hướng dẫn bé phân biệt ngày và đêm

Ở trong bụng mẹ, một vài em bé có thể đã quen với việc thức đêm. Dấu hiệu của trường hợp này là các bé thường quẫy đạp rất nhiều vào ban đêm. Một điều hiển nhiên là khi chào đời, thói quen này vẫn được duy trì. Điều này vô hình chung khiến mẹ mệt mỏi vì bé thường xuyên không chịu ngủ. Các mẹ không thể thay đổi thói quen này ngay, mà chỉ có thể dạy bé khi được 2 tuần tuổi.

– Buổi sáng

+ Bố trí phòng ngủ thật nhiều ánh sáng.

+ Chơi với bé thật nhiều.

+ Nếu bé đang bú mà lơ mơ ngủ, hãy nhẹ nhàng gọi bé dậy.

+ Không cần ngăn hết mọi tiếng ồn thông thường như: Tiếng tivi, tiếng nói chuyện,…

– Buổi tối:

+ Giữ phòng tối nhất và yên tĩnh bằng mọi cách, không nói chuyện nhiều với bé.

+ Giữ yên lặng và nói thật nhỏ khi cho bé bú cữ đêm.

+ Nhất định phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, không được để quá muộn.

3. Dạy bé tự ngủ

Thời gian bé được 6 đến 8 tuần tuổi là thời gian mà mẹ có thể bắt đầu dạy cho bé tự ngủ. Mẹ nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Không nên để bé nằm võng hay nằm nôi lắc, hoặc đu đưa hay bế rung bé trong 8 tuần đầu. Vì bé sẽ có thói quen, sẽ khó ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa liên tục như thế.

Chính vì thế, có rất nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé. Ngoài ra cũng không nên cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Hãy thiết lập một quy trình trước khi ngủ cho bé là: Hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Quy trình này bạn phải thực hiện mỗi đêm nên bạn cần chọn các hoạt động phù hợp cho bé.

cach-day-con-tu-ngu

4. Điều chỉnh bữa ăn tối, cố định giờ giấc cho trẻ lên giường

Thực đơn ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ nhà bạn. Không nên cho bé ăn quá nhiều, vì sẽ khiến dạ dày chịu áp lực, khó tiêu dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra, trong số ít loại thực phẩm cũng có chứa caffeine gây ra tình trạng tỉnh ngủ như cà phê và thuốc giảm đau. Vậy nên mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng những chất trên trước giờ đi ngủ một vài tiếng.

Cố định giờ giấc cho bé lên giường là cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Có thể bạn phải mất một vài tháng để rèn luyện và giúp trẻ có thói quen này thành công. Mới đầu, có thể bạn sẽ phải kể chuyện cho bé nghe, cùng xem TV với bé, ôm bé ngủ một lúc sau đó bé mới tự chìm sâu vào giấc ngủ được.

5. Tạo không gian ngủ thoải mái, có thể cho bé ôm gấu khi ngủ

Tiếng ồn, ánh sáng chói có thể làm trẻ khó chịu và không thể ngủ ngay được. Trong thời gian rèn trẻ đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố không gian yên tĩnh, dễ chịu để con chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Giai đoạn đầu khi cho trẻ ngủ một mình vô cùng khó khăn vì trẻ đã quen với việc ôm mẹ và có cảm giác thiếu an toàn khi phải ở một mình. Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp trẻ điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.

6. Ngủ cùng con, khích lệ khi trẻ ngủ đúng giờ bằng những phần thưởng

Nếu muốn để cho bé ngủ đúng theo thời khóa biểu cố định. Cách tốt nhất có lẽ là việc mẹ nằm với bé. Hãy ngủ cùng bé, chú ý đến quá trình ngủ và để ý những dấu hiệu trong giấc ngủ. Hãy làm như vậy một vài tuần/tháng cho đến khi trẻ tự giác lên giường đi ngủ mà không cần đến mẹ.

Súp muốn ngon thì không thể thiếu gia vị. Nếu áp dụng công thức trên vào việc dạy trẻ đi ngủ sớm thì ngoài đề nghị là muối, hạt tiêu, còn cần sự động viên ngọt ngào là đường. Hãy nói với con những lời yêu thương ngọt ngào để dỗ con đi ngủ và trao phần thưởng xứng đáng cho con.

7. Không đánh đập trẻ

Không ít bà mẹ tỏ ra thiếu tinh tế và thiếu kiên nhẫn với con khi dạy con đi ngủ đúng giờ. Họ đã dùng bạo lực và những lời quát mắng. Đây thực sự là một sự bạo hành về tinh thần lớn khiến trẻ bất an khi ngủ, hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ em trước tuổi dậy thì như chậm phát triển chiều cao, tự ti, thiếu gắn kết tình cảm với mẹ…

Dỗ con ngủ như thế nào cho đúng cách?

Sau đây là một số cách giúp mẹ có thể dỗ bé ngủ đúng cách và hiệu quả. Các mẹ có thể dỗ bé theo những cách dưới đây.

– Cách 1: Cho trẻ nghe một âm thanh ồn ào nhẹ, ví dụ tiếng Tivi hoặc đài bật nhỏ hoặc nhạc nhẹ nhàng.

– Cách 2: Vỗ về lưng và mông trẻ theo nhịp điệu. Đặt trẻ quay lưng về phía bạn, nằm nghiêng. Đặt tay bạn nhẹ nhàng lên vai con. Khum tay kia lại và vỗ về con. Vỗ nhẹ và chậm rãi lên đùi và mông con. Cố gắng vỗ theo nhịp điệu.

– Cách 3: Xoa lưng hoặc bụng trẻ nhịp nhàng, theo một chiều nhất quán. Chớ thay đổi nhịp xoa và không ngưng xoa cho đến khi mí mắt của trẻ đã khép lại.

– Cách 4: Nhìn trẻ chăm chăm.

– Cách 5: Cho trẻ cầm món đồ chơi mà trẻ ưa thích

– Cách 6: Cho trẻ xem điện thoại di động có hình ảnh xoáy trôn ốc. Hình xoáy có tính năng thôi miên.

– Cách 7: Vuốt nhẹ sống mũi

– Cách 8: Vuốt tóc trẻ nhẹ nhàng theo một chiều nhất quán.

do-con-ngu-dung-cach

Cách khắc phục tình trạng con khó ngủ, thức khuya, dậy muộn, tỉnh giấc giữa đêm

Đây là một số gợi ý giúp cha mẹ đối phó với tình trạng con không chịu đi ngủ đúng giờ và giúp trẻ ngủ đủ giấc:

– Giảm cường độ ánh sáng trong khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để tạo tín hiệu chuẩn bị đến giờ ngủ cho não bộ.

– Loại bỏ các hoạt động có tính kích thích như: chơi game, xem ti vi, thể dục dụng cụ trước giờ ngủ và để trẻ thức thêm vài tiếng vào ban ngày cũng sẽ giúp chúng dễ buồn ngủ hơn vào buổi tối.

– Đảm bảo rằng không có sự xuất hiện của các thiết bị giải trí như – điện thoại, máy tính, tivi… trong phòng ngủ.

– Cho trẻ làm bài tập về nhà ngoài khu vực phòng ngủ.

– Với những trẻ hiếu động hay dễ bồn chồn, dành 20 phút để luyện các bài tập về thư giãn và trí não trước khi ngủ .

– Khi trẻ ở trên giường, sẽ rất tốt nếu để con đọc sách ở cường độ ánh sáng thấp trước khi giờ ngủ.

– Để trẻ tự chơi hay thư giãn trong không gian yên tĩnh.

– Cuối cùng, điều quan trọng là giữ cho trẻ thời gian biểu liên tục và đều đặn trong tuần.

Một số mẹo nhỏ có thể kết hợp giúp bé có thói quen đi ngủ đúng giờ

Ngoài những cách đã kể trên, sau đây chúng tôi sẽ đưa thêm một số mẹo nhỏ. Các mẹ nếu có thể kết hợp cùng những cách trên sẽ mang lại hiệu quả lớn. Một số mẹo giúp các bé ngủ đúng giờ:

– Cần thiết lập không gian yên tĩnh cho bé trước khi đi ngủ để bé có thể biết là sắp đến giờ ngủ…

– Thời gian sắp cho bé đi ngủ, mẹ có thể thực hiện một số hoạt động như sau: Đọc sách cùng trẻ, trò chuyện với trẻ hoặc cho trẻ nghe những nhạc yên tĩnh, nhẹ nhàng,…

– Tránh vui chơi, vận động nhiều trước khi ngủ, tránh gây ra tiếng ồn sẽ khiến trẻ giật mình.

– Quy định thời gian đỉ ngủ hằng ngày cho trẻ, kể cả vào ngày cuối tuần. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học.

– Nên tạo ra sự đồng nhất cho giấc ngủ của bé, đúng giờ luôn là sự cần thiết.

Lưu ý khi sử dụng cách luyện tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Sau đây là một số lưu ý nho nhỏ giúp mẹ có thể tạo lập thói quen ngủ đúng giờ cho bé hiệu quả.

– Không đặt tivi trong phòng ngủ của trẻ, không cho trẻ sử dụng điện thoại, máy tính…

– Cho trẻ mang theo đồ chơi yêu thích khi ngủ như: Gấu bông, búp bê,… giúp bé dễ ngủ hơn.

– Cần đảm bảo trẻ vẫn được an toàn khi ngủ, cẩn thận với các đồ chơi có dải ruy băng như: Nút, viên,… Vì có thể dẫn đến nghẹt thở cho bé.

– Các mẹ cần tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

– Nên sử dụng đèn ngủ ánh sáng phù hợp, nhiệt độ phòng dễ chịu.

– Cho trẻ ngủ giường ngủ và không gian riêng.

Lời kết

Làm sao để tìm ra cách luyện tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé luôn là điều mà các mẹ quan tâm. Đây cũng là những kiến thức vô cùng hữu ích, đối với các mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Bé sơ sinh như một tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé dễ ngủ nếu mẹ có kiến thức. Ngủ đúng giờ không chỉ quan trọng đối với sự lớn lên của bé mà còn quan trọng cả với mẹ. Hy vọng với những chia sẻ của Minizon Kids sẽ giúp các mẹ thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bé.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *