Chăm sóc sức khỏe của trẻ nhỏ luôn là một phần quan trọng của việc làm cha mẹ. Và vệ sinh cũng như khử trùng bình sữa cho bé là một khía cạnh không thể bỏ qua. Sự cẩn thận trong quy trình này không chỉ giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho con yêu. Mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn có thể xuất phát từ việc sử dụng bình sữa.
Vậy nên, Minizon Kids sẽ chia sẻ cho bạn cách vệ sinh khử trùng bảo quản bình sữa cho con trong bài viết này nhé!
Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé?
Bình sữa là vật dụng để đựa sữa, nguồn dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng nhất của bé. Chính vì vậy, bình sữa cần phải đảm bảo vệ sinh khi một số vi sinh vật như virus. Vi khuẩn và nấm có thể tích tụ trong bình sữa.
Sau đó, chúng sẽ vào sữa của bé và xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ bị nôn mửa, nấm hoặc tiêu chảy. Vì vậy, bạn cần phải khử trùng bình sữa đúng cách trước khi sử dụng.
Việc khử trùng bình sữa không cần thực hiện ngay sau mỗi lần cho bé bú. Miễn là bạn rửa sạch với nước nóng và bảo quản trong một hộp đựng sạch sẽ. Thỉnh thoảng, bạn nên khử trùng bình sữa cho bé.
Nếu bé bị cảm hoặc bị cúm, bạn cần phải khử trùng thường xuyên hơn. Bạn cần khử trùng bình sữa cho đến khi bé cai bú bình hoàn toàn.
Rửa bình sữa đúng cách quan trọng như thế nào?
Như Cleveland Clinic lưu ý, giai đoạn trẻ từ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch tương đối non yếu. Vì vậy nên dễ bị vi khuẩn hoặc virus tấn công. Do đó, việc vệ sinh bình sữa sao cho đúng cách tương đối quan trọng.
Nhằm ngăn ngừa và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh như sâu răng, tiêu chảy cấp,…
Những bộ phận nào của bình sữa cần được vệ sinh
Mẹ bỉm cần vệ sinh và tiệt trùng tất cả các bộ phận của bình sữa, kể cả núm ti và nắp vặn. Đồng thời lưu ý những điều dưới đây:
– Tháo rời tất cả các bộ phận của chai và kéo núm ti ra khỏi nắp vặn bình sữa.
– Sử dụng nước nóng ở nhiệt độ thích hợp và nước rửa chén cùng với bàn chải. Để vệ sinh các khu vực bên ngoài bình sữa, bao gồm cả đường kẻ nơi nắp vặn vào.
– Loại bỏ sữa còn đọng lại trong núm ti và lỗ núm ti với bàn chải. Bằng cách vắt nước xà phòng nóng qua lỗ núm ti. Sau đó dùng nước sạch để vệ sinh lại.
– Nên thay bàn chải nếu có dấu hiệu bị mài mòn hoặc hư hỏng. Lựa chọn bàn chải sao cho đủ cứng để loại bỏ được cặn sữa còn bám bên trong bình sữa.
Cách vệ sinh bình sữa cho bé khi mới mua
Một số mẹ có quan niệm sai lầm rằng bình sữa mới mua về chỉ cần rửa qua nước là có thể sử dụng ngay. Tuy nhiên, điều này là suy nghĩ chủ quan và không chính xác. Bình sữa mới mua về, ngay cả khi chưa sử dụng. Vẫn có thể chứa bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé.
Do đó, để đảm bảo vệ sinh an toàn, cách vệ sinh bình sữa mới cho bé là rất quan trọng. Dưới đây là các bước vệ sinh bình sữa cho bé khi mới mua:
– Bước 1: Tháo rời các bộ phận của bình sữa. Hãy lưu ý rằng bạn nên rửa tay thật sạch trước khi thực hiện việc này.
– Bước 2: Sử dụng cọ bình sữa và nước rửa bình sữa chuyên dụng để rửa sạch các phần của bình sữa.
– Bước 3: Đặt bình sữa vào nước sôi trong 5 – 10 phút để tiệt trùng. Hãy nhớ rằng không để bình sữa chạm vào thành nồi vì nhiệt độ cao có thể làm nóng chảy hoặc biến dạng bình sữa.
– Bước 4: Sau khi tiệt trùng, hãy vớt các bộ phận ra và để ráo nước. Bảo quản bình sữa ở nơi sạch sẽ và khô thoáng.
Các phương pháp khử trùng bình sữa
Ngay cả khi bình sữa và núm vú trông sạch sẽ, chúng vẫn có thể mang mầm bệnh cho con bạn. Vì vậy bạn cần vệ sinh và khử trùng bình sữa đúng cách.
Dưới đây là một số cách thường được sử dụng:
1. Phương pháp đun sôi vệ sinh bình sữa
Khử trùng bằng nước sôi là một phương pháp truyền thống mà nhiều bậc phụ huynh sử dụng vì dễ thực hiện với những đồ dùng có sẵn trong nhà.
– Tháo rời các bộ phận của bình sữa và đặt vào một cái nồi lớn
– Đổ nước vào nồi đủ ngập các bộ phận và đảm bảo không có bọt khí bên trong
– Đun sôi nước, sau đó giữ cho nước sôi trong 5 phút
– Để nước nguội và cẩn thận lấy các bộ phận của bình sữa ra
– Đặt các bộ phận lên một chiếc khăn khô sạch, sau đó để chúng khô tự nhiên trước khi sử dụng lại
Ưu điểm
– Phương pháp này tương đối đơn giản, mẹ có thể thực hiện tại nhà. Ngoài ra còn có thể tiết kiệm về mặt kinh tế.
Cách thực hiện
– Mẹ chuẩn bị 1 nồi nước nhỏ, cho nước mát vào sao cho ngập 2/3 nồi. Mẹ nên dùng nồi chuyên dụng chỉ để khử trùng bình sữa. Không dùng với các mục đích khác như nấu ăn, rán, hầm,…
Lưu ý
– Áp dụng phương pháp này nhiều sẽ làm giảm đi tuổi thọ và chất lượng của bình sữa. Thêm vào đó là có thể phóng thích độc tố từ nhựa có trong bình. Mẹ nên cân nhắc trước khi thực hiện.
2. Dùng lò vi sóng để vệ sinh bình sữa
Khi muốn khử trùng bình sữa bằng lò vi sóng, bạn nên đọc kỹ khuyến cáo của của nhà sản xuất về chất liệu của bình và ngưỡng nhiệt độ cho phép để tránh gây hư hỏng. Đặc biệt với các bình nhựa, bạn nên lưu ý không chỉnh nhiệt độ cao (hơn 150 độ) trong thời gian quá lâu. Vì điều này có thể sinh ra một số độc tố nhất định.
Ưu điểm
– Phương pháp tương đối đơn giản, thuận tiện cho các mẹ sử dụng trong quá trình khử trùng bình sữa cho bé.
Cách thực hiện
– Để khử trùng bình sữa bằng lò vi sóng, bạn chỉ cần rửa sạch bình. Cho tất cả vào một hộp đựng ngập nước và quay trong lò vi sóng khoảng 5 – 10 phút rồi lấy ra.
Lưu ý
– Mẹ bỉm không nên để núm ti và nắm bình vào lò vi sóng mà không có nước. Để tránh gây bị biến dạng, hư hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3. Máy khử trùng chuyên dụng vệ sinh bình
Các dòng máy chuyên dụng có tính năng khử trùng. Khử khuẩn cũng là sự lựa chọn được nhiều ba mẹ lựa chọn. Bởi mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian.
Ưu điểm
– Đây là phương pháp khử trùng hiện đại, được nhiều gia đình tin dùng. Vì sự tiện lợi cũng như giá cả phải chăng của sản phẩm
– Là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bố mẹ chăm sóc bé.
Cách thực hiện
– Trước tiện, cho bình sữa và núm ti vào máy tiệt trùng bình sữa bằng hơi nước.
– Sau đó đổ nước, bật công tắc máy, đợi khoảng 15 phút là bình sữa đã tiệt trùng xong và sẵn sàng sử dụng.
Lưu ý
– Sau khi máy đã tiệt trùng bình sữa xong, mẹ cần đổ lượng nước thừa còn đọng lại trong máy đi.
– Đồng thời mang tất cả bình sữa, núm ti ra ngoài cho thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
4. Phương pháp khử trùng bình sữa bằng hơi nước
Máy tiệt trùng bằng hơi nước được sử dụng phổ biến bởi khả năng khử trùng hiệu quả. Nhanh chóng mà giá thành cũng tương đối rẻ. Máy này làm nóng nước đến điểm sôi, hơi nước sẽ tiêu diệt vi khuẩn bám trên bề mặt dụng cụ.
Các bước tiến hành như sau:
– Bước 1: Đặt bình sữa và dụng cụ cho ăn đã rửa sạch vào máy tiệt trùng. Đảm bảo có đủ khoảng trống giữa các bộ phận để hơi nước lưu thông khắp mọi bề mặt.
– Bước 2: Dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất để thêm vào một lượng nước vừa đủ. Sau đó, bật và nhấn nút để bắt đầu. Nếu bạn đang sử dụng máy tiệt trùng bằng lò vi sóng thì chỉ cần đặt máy tiệt trùng vào lò vi sóng và bật thời gian chính xác là được.
– Bước 3: Chờ cho đến khi chu trình tiệt trùng kết thúc (đèn tắt). Đặt tất cả các dụng cụ đã được tiệt trùng trong hộp sạch, có nắp đậy rồi cho vào trong tủ lạnh.
– Bước 4: Khử trùng lại tất cả thiết bị nếu bạn chưa sử dụng trong vòng 24 giờ.
5. Phương pháp khử trùng bình sữa bằng chất tẩy rửa
Ba mẹ nên cẩn thận khi sử dụng phương pháp khử trùng bằng các chất tẩy rửa. Bởi nhiều phương pháp sử dụng chất tẩy có thể làm sạch quần áo và bề mặt. Các dung dịch khử trùng bằng hóa chất thường ở dạng lỏng và dạng viên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trên hộp đựng trước khi sử dụng.
– Bước 1: Chuẩn bị một hộp đựng đủ lớn để chứa bình sữa và dụng cụ cho trẻ bú. Sau đó, dùng một lượng nước máy được khuyến nghị để pha dung dịch khử trùng.
– Bước 2: Nhúng tất cả các bộ phận bình sữa và dụng cụ cho ăn trong dung dịch và đảm bảo không còn bọt khí bên trong.
– Bước 3: Ngâm các dụng cụ trong dung dịch trong thời gian được hướng dẫn.
– Bước 4: Sau 24 giờ, bạn lấy các dụng cụ ra và rửa sạch hộp đựng trước khi chuẩn bị mẻ mới.
Những điều cần lưu ý trong quá trình vệ sinh bình sữa
Vệ sinh bình sữa là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bé. Nhưng để đảm bảo vệ sinh đúng cách mẹ cần lưu ý những điều sau
1. Vệ sinh kỹ bình sữa trong 6 tháng đầu
Trong 6 tháng đầu tiên hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Cho nên vệ sinh bình sữa một cách thận trọng là vô cùng cần thiết để đảm bảo bé không bị rối loạn tiêu hóa và có thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
Từ tháng thứ 7 trở đi, bạn không cần quá cầu kỳ trong vệ sinh bình sữa nữa. Lúc này các hệ cơ quan của bé tương đối hoàn thiện tạo cơ hội cho sự phát triển của hệ miễn dịch tự nhiên.
2. Không để bình sữa vào lò vi sóng
Bạn không nên hâm sữa bằng cách để cả bình sữa vào lò vi sóng, vì một số loại bình sữa có chất liệu không phù hợp với ngưỡng nhiệt độ cao và có thể sinh ra một lượng độc tố đáng kể.
3. Cọ rửa núm ti tránh lây truyền vi khuẩn cho bé
Núm ti là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng của bé. Ngoài việc dính lượng lớn nước bọt của bé, núm ti cũng dễ tiếp xúc với môi trường xung quanh hơn. Vì thế việc cọ rửa núm ti phải thật kỹ lượng để đảm bảo an toàn cho bé.
4. Sau khi bé bú xong nên tráng sơ qua bằng nước lạnh
Sau khi bé bú xong sẽ để lại một lượng sữa thừa cộng với nước bọt ở trong bình. Các enzim trong nước bọt có những sự tác động nhất định đến thành phần của sữa. Bạn nên rửa sơ bình bằng nước để làm sạch trước khi vi khuẩn có khả năng phát sinh.
5. Thay bình sữa 6 tháng/lần
Tùy từng chất liệu, bình sẽ có thời gian sử dụng khác nhau nên bạn hãy xem kỹ thông tin khuyến cáo của nhà sản xuất nhé! Với loại bình có chứa bisphenol A (BPA). Bạn hãy chắc chắn rằng sẽ vứt bỏ chúng sau 6 tháng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
Ngoài ra khi mua bình sữa cho bé, mẹ nên chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường như bình Hegen, bình sữa Wesser, bình sữa Avent,…
6. Không để bình sữa bị ẩm
Thói quen cất bình sữa sau khi vừa rửa xong sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát sinh. Vì vậy, mẹ nên phơi khô bình, núm ti và các bộ phận khác thật ráo rồi mới mang đi cất.
– Phát triển vi khuẩn và nấm mốc: Nếu bình sữa bị ẩm, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển một cách nhanh chóng
– Điều này có thể gây ra nhiễm trùng hoặc làm hỏng thức ăn bên trong bình sữa.
– Mất chất lượng thức ăn: Nếu thức ăn bên trong bình bị nhiễm khuẩn do ẩm ướt, thì nó có thể trở nên không an toàn cho bé. Nước từ môi trường xâm nhập vào bình cũng có thể làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
– Bình sữa bị hỏng: Nếu bình sữa bị ẩm thường xuyên, đặc biệt khi nó chứa nhiều phần nhựa. Thì nó có thể bị hỏng và không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
7. Nếu chỉ sử dụng nước sẽ không thể làm sạch được bình sữa
Các loại sữa bột cho bé hiện nay trên thị trường rất khó để có thể làm sạch được, do vậy nếu mẹ chỉ sử dụng nước thì không thể đảm bảo vệ sinh bình sữa. Do đó, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm nước rửa bình chuyên dụng để làm sạch bình nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ.
8. Lựa chọn kỹ lượng nước rửa bình sữa cho trẻ
Lựa chọn kỹ lượng nước rửa bình sữa là tiêu chí quan trọng mà mẹ cần tìm hiểu cẩn thận và lựa chọn kỹ càng. Ưu tiên chọn các sản phẩm được làm từ các thành phần tự nhiên, lành tính. Không chứa chất tẩy rửa tổng hợp, không hương liệu hay chất tạo màu,…
Năm sai lầm khi rửa bình sữa các mẹ nên tránh
Mặc dù luôn tìm cách tốt nhất để vệ sinh bình sữa cho con. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn mắc phải những sai lầm. Và sau đây là những sai lầm mẹ cần tránh
1. Làm sạch bình sữa chỉ bằng nước lã và nước sôi
Làm sạch bình sữa bằng nước lã và nước sôi là không đủ bởi chất béo có trong sữa bột có thể luồn lách vào nắp chai. Núm vú và các đường xoắn của nắp chai, dễ bị mùi và là môi trường nảy sinh vi khuẩn.
2. Khử trùng quá muộn
Vi khuẩn sinh sản là rất nhanh nếu như bạn khử trùng bình sữa muộn. Nhiều mẹ thường có thói quen đến khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con mới đi khử trùng.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là bình sữa cần phải được khử trùng 1 lần/ ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.
3. Để bình sữa ẩm và cất đi
Thói quen sau khi rửa sạch bình sữa, không cần làm khô mà đậy nắp kín cất đi luôn cần phải bỏ đi bởi cách làm này rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại.
Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ nên giữ cho bình sữa khô, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước và khô mới đậy lại hoặc cất đi.
4. Khi nào cần mới đi rửa
Đây là thói quen của khá nhiều bà mẹ bận rộn. Khi con ăn sữa xong thường chưa rửa luôn mà để ra chậu và khi nào cần dùng đến mới đi rửa.
Tuy nhiên, theo thời gian, chất béo trong sữa dính vào chai cũng như núm vú rất khó để làm sạch nên cũng có thể có cả ổ vi khuẩn trong đó.
5. Rửa chung núm vú và bình với nhau
Thực tế núm vú rất quan trọng và việc làm sạch nó cũng quan trọng không kém. Một số núm vú giả có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa.
Vì thế, cách tốt nhất là núm vú nên được ngâm trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.
Những điều cần phải làm khi tiệt trùng bình sữa cho bé
– Sử dụng nước lọc để rửa và khử trùng bình
– Làm sạch bình sữa trước khi khử trùng, tiệt trùng
– Mua bình sữa được làm từ nhựa chất lượng cao
– Khử trùng bằng máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo vệ sinh, an toàn
– Bảo quản riêng bình sữa của bé
– Chỉ mở nắp trước khi cho bé bú
Lời kết
Với bài viết chia sẻ về cách vệ sinh và khử trùng bình sữa cho bé đúng cách của Minizon Kids, hy vọng các mẹ có thể nhanh chóng tìm ra phương pháp phù hợp với bé nhà mình để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Minizon Kids rất mong phụ huynh sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong việc bảo quản bình sữa cho con yêu của mình. Chúc mẹ và bé có một cuộc sống hạnh phúc nhé!