Những tháng đầu đời của em bé là giai đoạn quan trọng, đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn dặm. Việc chọn lựa và chuẩn bị các loại trái cây phù hợp không chỉ đảm bảo dinh dưỡng. Mà còn giúp bé phát triển khả năng ăn uống và thị giác.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu, bé cần một chế độ ăn uống bao gồm các thực phẩm ăn dặm chữa chất dinh dưỡng đa dạng. Vì vậy, đây là lúc mẹ nên tìm hiểu về cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng. Vậy nên Minizon Kids sẽ giới thiệu đến bạn các cách làm trái cây ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi ăn ngon. Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết sau nhé!
Công thức làm trái cây cho bé ăn dặm
Để có thể chế biến được các loại trái cây cho bé ăn dặm. Các mẹ có thể nghiên cứu công thức sau đây. Cách làm trái cây cho bé sau đây vô cùng đơn giản. Và tốn ít thời gian mẹ có thể làm ngay tại nhà của mình.
1. Cách làm quả bơ cho bé ăn dặm
Bơ là loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng có đủ dưỡng chất. Trong trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. Đặc biệt, hàm lượng protein trong bơ cao hơn rất nhiều loại trái khác. Thậm chí gần bằng lượng protein có trong sữa.
Chất béo không bảo hòa đơn chứa trong bơ giúp đường tiêu hóa của trẻ. Phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh; hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
Cách chế biến bơ cho bé ăn dặm
– Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả bơ chín, 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
– Bước 2 – Cách làm: Xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi, sữa chua hay ván sữa và cho bé ăn hàng ngày.
2. Cách làm chuối chín cho bé ăn dặm
Chuối là loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chất xơ trong chuối có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ, có tác dụng phòng ngừa táo bón. Giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển.
Trong chuối cũng cung cấp khá nhiều tyrosin, chất tiền đề. Để sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy. Khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Hơn nữa, chuối không có những thành phần gây dị ứng nên các mẹ không cần lo bé có thể bị dị ứng khi ăn chuối.
Cách chế biến chuối chín cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả chuối chín, sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Bước 2 – Cách làm: Nghiền nát chuối rồi trộn với sữa, sữa chua. Hay các loại thực phẩm khác như khoai lang, bơ, bí đỏ,… để cho bé ăn.
3. Cách làm đu đủ chín cho bé ăn dặm
Đu đủ là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ. Trong đu đủ có một loại enzyme giúp phân hóa protein hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Phòng chống các bệnh về đường ruột của trẻ em như ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng ở trẻ.
Các mẹ có thể tập thói quen cho trẻ ăn đủ đủ sau bữa ăn.
Cách chế biến đu đủ chín cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1 miếng đu đủ chín, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bước 2 – Cách làm: Đu đủ gọt bỏ vỏ, bỏ hạt. Cho vào máy xay sinh tố cùng chút sữa mẹ. Hoặc sữa công thức và xay nhuyễn mịn là có thể cho bé ăn.
4. Cách làm quả táo cho bé ăn dặm
Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác đầy bụng.
Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ. Chất pectin có trong táo cũng giúp tăng vi khuẩn. Có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột.
Cách chế biến quả táo cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả táo.
Bước 2 – Cách làm: Mẹ có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ. Cho bé ăn hoặc làm nước ép táo cho bé.
5. Cách làm dưa hấu cho bé ăn dặm
Đây là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp bổ sung nhiều chất xơ
Dưa hấu chứa nhiều chất điện giải giúp giữ nước; và do đó, đây là một loại trái cây hoàn hảo cho mùa hè. Vị ngọt tự nhiên sẽ hấp dẫn đối với bé. Một điều thú vị về dưa hấu. Đó là đây là loại trái cây thuộc nhóm thực vật họ bầu bí. Như vậy, dưa hấu vừa là trái cây vừa là một loại rau bổ sung chất xơ cho bé.
Cách làm dưa hấu cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1/4 quả dưa hấu.
Bước 2 – Cách làm: Dưa hấu cắt vỏ, bỏ hạt. Sau đó, mẹ cắt hạt lưu dưa hấu, rồi xay nhuyễn cho bé ăn.
6. Cách làm xoài chín cho bé ăn dặm
Xoài là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giá trị dinh dưỡng cao và có vị ngon ngọt. Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.
Xoài cũng là nguồn cung cấp đường tự nhiên và carbohydrate dồi dào. Giúp bé luôn tràn đầy năng lượng cả ngày. Là một loại trái cây mềm, mịn, chúng cũng dễ dàng cho ăn riêng lẻ. Hoặc trộn với các loại trái cây khác trong máy xay nhuyễn.
Cách làm xoài chín cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1/2 quả xoài chín, ngọt và vàng. Một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bước 2 – Cách làm: Xoài chín gọt bỏ vỏ, lấy thịt xoài (loại bỏ hết phần xơ). Thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ xay nhuyễn, mịn và cho bé thưởng thức.
7. Cách làm hồng xiêm cho bé ăn dặm
Quả hồng xiêm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường hệ thống miễn dịch và làm dịu hệ thống tiêu hóa của bé. Hơn nữa, hồng xiêm còn hỗ trợ bổ sung canxi giúp xương của bé phát triển khỏe mạnh.
Cách chế biến hồng xiêm cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả hồng xiêm chín, ngọt thơm. Mẹ lưu ý nên chọn quả hồng xiêm chín kỹ. Để tránh nhựa của những quả còn xanh ảnh hưởng đến bé.
Bước 2 – Cách làm: Hồng xiêm gọt bỏ vỏ và hạt. Lấy thịt của hồng xiêm cho vào máy xay sinh tố hoặc mẹ tự nghiền nhuyễn cho bé ăn.
8. Cách làm quả lê cho bé ăn dặm
Quả lê cung cấp vitamin C và chất xơ; đồng thời không chứa cholesterol và chất béo. Vitamin C giúp bé xây dựng sự rắn chắc, mạch máu, xương và răng chắc khỏe. Chất xơ giúp trẻ ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu.
Cách chế biến quả lê cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả lê chín, không quá cứng khi chạm vào và có kích cỡ vừa.
Bước 2 – Cách làm: Rửa, gọt vỏ, bỏ hạt và lõi. Cắt thành nhiều miếng lớn. Nấu lê trong nồi áp suất khoảng 5 phút. Sau khi nấu chín, chuyển các miếng sang máy xay thực phẩm. Và xay nhuyễn cho đến khi có hỗn hợp mịn.
9. Cách làm quả việt quất cho bé ăn dặm
Quả việt quất là một trong những loại quả có khả năng chống oxy hóa cao nhất. So với bất kỳ loại trái cây nào; điều này giúp chúng có đặc tính chống viêm rất có lợi cho sức khỏe của bé.
Cách chế biến quả việt quất cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: Một ít quả việt quất và nước.
Bước 2 – Cách làm: Bỏ quả việt quất vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi thật mịn, thêm đủ lượgn nước để máy xay hoạt động dễ dàng. Sau đó, mẹ đổ ra chén hoặc ly cho bé thưởng thức.
10. Cách làm quả đào cho bé ăn dặm
Đào là một loại trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp cung cấp vitamin dồi dào. Cụ thể là Vitamin A và Vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều đi kèm với một số chất chống oxy hóa khác. Chẳng hạn như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và thậm chí là lutein.
Tất cả những dưỡng chất nêu trên giúp thúc đẩy sự phát triển thị lực của trẻ. Và giúp đạt được thị lực sắc nét hơn. Một số lợi ích khác của đào. Tăng cường lưu thông máu; bảo vệ chức năng thận và hỗ trợ phát triển xương của bé.
Cách chế biến quả đào cho bé ăn dặm
Bước 1 – Chuẩn bị: 1 quả đào chín.
Bước 2 – Cách làm: Bóc hết vỏ đào; tách lấy phần thịt, đồng thời bỏ hạt. Sau đó, mẹ thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố để có hỗn hợp mịn. Hoặc cho vào máy ép để lấy nước đào cho bé uống.
11. Cách làm quả cam cho bé ăn dặm
Quả cam ngọt là được khuyến nghị với câu hỏi bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì. Cam ngọt chứa nhiều vitamin C, chất xơ. Đây là loại quả giúp bé 6 tháng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Cách chế biến quả cam ngọt cho bé ăn dặm:
Bước 1: Chuẩn bị: 1/2 quả cam ngọt.
Bước 2: Vắt cam lấy nước cốt rồi cho bé uống.
Bước 3: Hoặc mẹ có thể bóc vỏ bên ngoài của múi cam cho bé tập ăn từ từ.
12. Cách làm quả mâm xôi cho bé ăn dặm
Quả mâm xôi chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Đây là một chất tăng cường miễn dịch cũng giúp con hấp thụ chất sắt để cung cấp năng lượng. Cho sự phát triển não và bổ máu. Quả mâm xôi thường có một lượng lớn chất chống oxy hóa. Đặc biệt là khi được hái ở độ chín cao nhất.
Cách chế biến quả mâm xôi cho bé ăn dặm
Bước 1: Nghiền quả mâm xôi để bé tự xúc ăn;
Bước 2: Hoặc mẹ có thể trộn quả mâm xôi nghiền với sữa chua Hy Lạp, ngũ cốc ấm, rau nghiền hoặc pho mát ricotta.
13. Cách làm quả dứa cho bé ăn dặm
Dứa không chỉ vitamin C tốt cho sức khỏe miễn dịch của trẻ. Loại trái cây cho bé 6 tháng này. Còn giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt từ các thực phẩm khác. Giúp thúc đẩy tăng trưởng và quá trình trao đổi chất lành mạnh. Dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các bệnh mãn tính.
Cách chế biến dứa cho bé ăn dặm:
Bước 1: Dứa bỏ vỏ, cắt nhỏ thành từng miếng rồi mẹ xay nhuyễn cho bé thưởng thức.
Bước 2: Nếu không muốn mua cả quả dứa, mẹ có thể cho bé dứa cắt sẵn trong lon.
Nếu ban đầu bé không thích dứa, hãy tiếp tục cho bé ăn thường xuyên. Có thể mất một vài lần cho đến khi bé bắt đầu thích món đó.
14. Cách làm quả dưa gang cho bé ăn dặm
Dưa gang chứa vitamin A và C – hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ quá trình hồi phục của tế bào, thị lực và khả năng miễn dịch. Ngoài việc cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng thiết yếu, dưa gang cũng có thể làm giảm táo bón ở trẻ sơ sinh. Vì chúng chủ yếu là nước; giúp di chuyển mọi thứ trong hệ tiêu hóa nhỏ của trẻ.
Cách chế biến dưa gang cho bé ăn dặm:
Bước 1: Rửa sạch vỏ dưa đỏ trước khi cắt.
Bước 2: Cắt các miếng thành hình chữ nhật lớn nhưng mỏng.
Bước 3: Để khuyến khích việc bé tự ăn. Hãy đưa một miếng lên không trung cho bé cầm lấy.
15. Cách làm quả mận cho bé ăn dặm
Mận cung cấp kali và vitamin A, C và K. Đồng thời, những chất dinh dưỡng thiết yếu này hỗ trợ chức năng thần kinh và xây dựng các tế bào, mô và xương khỏe mạnh. Mận cũng chứa chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan. Giúp đa dạng hóa vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì chức năng tế bào tối ưu.
Cách chế biến mận cho bé ăn dặm
Bước 1: Hầm các loại mận tươi (đường kính ít nhất 5cm), cắt đôi, bỏ phần da và vỏ.
Bước 2: Cho bé ăn nửa quả mận hầm hoặc nghiền nát và trộn trái cây vào cháo
Bước 3: Hoặc mẹ cho bé ăn mận kèm thức ăn dạng kem như phô mai ricotta hoặc sữa chua.
Bước 4: Mẹ cũng có thể xay nhuyễn mận hầm để tạo thành nước sốt dùng với thịt viên, chả hoặc bánh xèo.
Nếu mẹ muốn cho bé ăn mận tươi, hãy mua nhưng hãy đảm bảo chọn mận có đường kính. Ít nhất 5cm, bị rỗ, và chín tới mức trái cây dập vào giữa các ngón tay của bạn.
16. Cách làm quả hồng xiêm cho bé ăn dặm
Quả hồng xiêm chứa nhiều vitamin như B, C và các khoáng chất: kali, canxi, magie, phốt pho. Hồng xiêm còn chứa nhiều đường tự nhiên và chất béo nên sẽ hỗ trợ trẻ tăng cân.
Cách chế biến hồng xiêm cho bé ăn dặm:
Bước 1: Chuẩn bị: 1 quả hồng xiêm chín, ngọt, thơm. Mẹ lưu ý lựa hồng xiêm chín kỹ, vì hồng xiêm chưa chín kỹ sẽ còn nhựa. Không tốt cho dạ dày non nớt của bé 6 tháng tuổi.
Bước 2: Chế biến hồng xiêm bằng cách xay nhuyễn, nghiền nát cho bé thưởng thức. Và bé nên được bắt đầu ăn loại quả này từ tháng thứ 7.
17. Cách làm quả mơ cho bé ăn dặm
Mơ chứa hàm lượng lớn vitamin A, C cùng các yếu tố vi lượng. Mận còn chứa nhiều chất xơ, giúp trẻ chống lại chứng táo bón. Còn quả mơ lại có beta-carotene và lycopene tốt cho sức khỏe tim mạch và thị giác của trẻ.
Cách chế biến mận hoặc mơ cho bé ăn dặm:
Bước 1: Chuẩn bị: 1 quả mơ chín.
Bước 2: Chế biến mơ cho bé ăn dặm bằng cách hấp chín và xay nhuyễn mịn cho bé thưởng thức.
Bước 3: kết hợp với trái cây khác có vị ngọt cho bé dễ ăn.
18. Xapo chê nghiền
Loại bỏ vỏ và hạt hồng xiêm sau đó nghiền nát bằng muỗng hay cối xay sinh tố. Mẹ có thể cho thêm sữa mẹ hay sữa công thức để làm tăng hương vị món ăn cho bé. Hỗn hợp trái cây nghiền cho bé này nên sử dụng liền không nên để lâu.
19. Quả chà là nghiền
Cho quả chà là vào nồi nước sôi đun trong khoảng 10 phút. Sau đó để nguội và trộn hỗn hợp cho đến khi đồng nhất. Tiếp tục nấu hỗn hợp trên với lửa nhọn cho đến khi có độ sánh đặc như bột. Làm nguội hỗn hợp và bảo quản trong hộp kín và cho bé ăn dần. Mẹ cũng có thể thêm hỗn hợp này vào bất kỳ món ăn dặm nào của bé.
20. Táo và mâm xôi nghiền
Táo gọt vỏ và bỏ ruột, cắt thành từng miếng nhỏ. Cho táo cắt nhỏ và mâm xôi vào chảo cùng một ít nước. Nấu hỗn hợp này 5 phút trên bếp. Sau nghiền cho hỗn hợp này trên một cái rây để loại bỏ hạt của mâm xôi. Mẹ có thể cho bé ăn được hỗn hợp này sau đó.
21. Trái cây nghiền tổng hợp
Chuối, xoài và đu đủ sơ chế ban đầu sau đó cắt nhỏ. Cho tất cả vào cối xay sinh tố để nghiền nát chúng. Thêm một ít nước hoặc sữa mẹ vào nghiền chung để tạo độ mịn cho hỗn hợp. Mẹ có thể cho bé dùng liền hỗn hợp này sau khi nghiền xong.
22. Quả mọng mùa hè nghiền cho bé
Các loại quả mọng mùa hè như việt quất, dâu tây mâm xôi, rửa sạch chúng và sơ chế ban đầu. Sau đó cho chúng vào máy trộn hoặc cối xay sinh tố. Sau đó cho hỗn hợp qua một cái rây để loại bỏ hạt. Mẹ có thể cho bé ăn liền hỗn hợp mịn sau đó.
Dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm trái cây của bé 6 tháng tuổi
Trước khi hiểu bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, mẹ cần lưu tâm đến thời điểm. Và những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở trẻ.
Nhưng nếu chỉ dựa vào độ tuổi vẫn chưa đủ, mẹ sẽ cần quan sát thêm một số biểu hiện. Dấu hiệu sau để biết chắc bé đã có thể ăn dặm:
– Đưa đồ vật vào miệng.
– Nuốt thức ăn thay vì nhè ra.
– Có thể kiểm soát đầu và cổ.
– Mở miệng khi mẹ đút đồ ăn cho bé.
– Có thể tự mình ngồi được hoặc với sự hỗ trợ.
– Chuyển thức ăn từ phía trước ra phía sau của lưỡi để nuốt.
– Cố gắng cầm nắm các đồ vật nhỏ; chẳng hạn như đồ chơi hoặc thức ăn.
Tầm quan trọng của trái cây trong thời kỳ ăn dặm của bé
Trước khi đi vào hướng dẫn các bố mẹ cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm. Tớ sẽ nêu điểm qua một số tầm quan trọng của trái cây trong những giai đoạn đầu đời của trẻ. Nếu bố mẹ đang có bé sắp bước vào giai đoạn ăn dặm đừng bỏ lỡ nhé.
1. Cung cấp dưỡng chất
Đầu tiên đó chính là trái cây sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ như: vitamin A, C, K,.. Và các khoáng chất cần thiết mà bé chưa thể lấy đủ trong sữa mẹ. Việc bổ sung trái cây chính là bổ sung các dưỡng chất một cách tự nhiên nhất. Góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
2. Cung cấp chất xơ
Trong trái cây chứa hàm lượng chất xơ rất tốt, đây là khoáng chất cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Sử dụng trái cây ngay khi ăn dặm sẽ không chỉ giúp bé được nếm thử nhiều vị. Mà còn củng cố, xây dựng một hệ tiêu hóa hoàn toàn khỏe mạnh cho bé.
3. Kích thích ngon miện
Vị ngọt tự nhiên từ trái cây sẽ tạo vị mới lạ cho bé, nhất là sau 1 thời gian bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vị ngọt thanh này sẽ giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn, như vậy quá trình ăn dặm của bé sau này sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Các phương pháp chế biến trái cây ăn dặm cho bé theo từng thời kỳ
Gọi chung là trái cây ăn dặm cho bé nhưng mỗi giai đoạn bé sẽ ăn với những cách chế biến khác nhau. Do đó mà bố mẹ cần nắm được những phương pháp này để áp dụng đúng với tháng tuổi của bé yêu.
1. Cách chế biến hoa quả cho bé 4 tháng
Hoa quả ăn dặm các bố mẹ có thể bổ sung cho bé ngay từ lúc 4 tháng. Tuy nhiên, tháng tuổi này bé vẫn chưa mọc răng nên không thể tự nhai trái cây được. Vậy nên phương pháp chế biến trái cây cho bé giai đoạn này vẫn là nghiền mịn.
Cụ thể cách làm trái cây nghiền cho bé 4 tháng theo các bước đó chính là: Hấp chín —> nghiền mịn → Lọc qua túi lọc → trộn sữa. Thành phẩm thu được phải loãng như sữa để bé có thể dễ nuốt.
2. Chế biến hoa quả cho bé 6 – 9 tháng
Đây là giai đoạn bé đã mọc một số răng nên sẽ có khả năng nhai được các loại trái cây mềm. Bố mẹ có thể hấp hoặc dùng các loại trái cây mềm. Như: chuối, bơ và cho vào túi nhai sau đó đưa cho bé để bé tập ăn.
Ngoài phương pháp cho ăn trực tiếp thông qua túi nhai, bố mẹ có thể chế biến trái cây ăn dặm bằng cách hấp chín. Nghiền nát cho bé ăn hoặc làm nước ép với máy ép trái cây chậm. Hoặc có thể áp dụng cách nấu cháo trái cây cho bé ăn dặm vào thời điểm ăn dặm ngọt.
3. Chế biến cho bé từ 10 tháng – 12 tháng
Đối với bé từ 10 – 12 tháng lúc đó bé có thể tập ăn cơm nát. Và ăn được đa dạng các món ăn nên việc ăn dặm trái cây bố mẹ cũng có thể chế biến ở nhiều phương pháp khác nhau được. Cụ thể như: Trái cây xắt miếng nhỏ, trái cây nghiền không cần quá nát, trái cây trộn sữa chua, sinh tố trái cây, nước ép,… Lượng ăn của bé cũng nhiều hơn nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những món phù hợp nhất với bé yêu của mình.
Cách tập cho bé 6 tháng ăn dặm trái cây
Để bé 6 tháng tuổi có thể ăn dặm trái cây dễ dàng hơn, mẹ cần lưu ý:
– Cho bé ăn dặm giữa những bữa ăn chính.
– Cho bé ăn những món trái cây mềm, dễ nuốt.
– Cho bé 6 tháng ăn khi đói (ví dụ lúc bé đưa tay lên miệng).
– Mẹ nên nghiền nhuyễn khi chế biến món trái cây ăn dặm cho bé.
– Mẹ cần kiên nhẫn với bé, cho con thời gian để làm quen các hương vị mới.
– Liều lượng khuyến nghị: 7g trong một lần ăn dặm. Mỗi ngày khoảng 1-2 lần ăn dặm.
– Mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn; chú ý đến dấu hiệu con đã no và ngừng cho trẻ ăn tiếp.
Một số lưu ý khi chế biến trái cây ăn dặm cho bé
Chăm sóc trẻ giai đoạn ăn dặm luôn là thử thách đối với những ông bố bà mẹ. Nhất là lần những người mới thực hiện lần đầu. Những lưu ý trong cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích. Để hành trang ăn dặm của con bạn được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
1. Lựa chọn quả tươi, an toàn
Nên cực kỳ nhạy cảm với những thức ăn lạ ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó mà khi bước vào thời kỳ ăn dặm trái cây. Bố mẹ nên lựa chọn các loại quả tươi, rõ nguồn gốc để đảm an toàn cho bé.
2. Rửa sạch hoa quả nhiều lần với nước và ngâm muối
Khi sơ chế trái cây, bố mẹ nên rửa đi rửa lại nhiều lần và ngâm với nước muối hoặc sục ozone. Để loại bỏ được tối đa chất bẩn hay các chất hóa học có trên hoa quả. Điều này sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của bé tốt hơn.
3. Cho bé sử dụng ngay sau khi chế biến
Để tránh trái cây nghiền bị biến đổi chất hay mất đi lượng vitamin. Thì sau khi chế biến xong ba mẹ nên cho bé sử dụng ngay. Tuyệt đối không chế biến trước và đặt trong tủ lạnh hay bảo quản ở nhiệt độ thường quá lâu. Thời gian và cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm khá nhanh gọn. Nên bố mẹ có thể hoàn toàn chủ động làm bất cứ lúc nào
4. Sử dụng máy xay, máy ép riêng
Các máy móc, dụng cụ dùng để chế biến món ăn cho bé như: máy ép trái cây, máy xay sinh tố, nồi nấu cháo, hộp đựng,… Nên dùng riêng cho bé. Tuyệt đối không sử dụng để xay thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản. Hay ép các loại rau làm nước giảm cân như: cần tây, bí đao,… chung với máy của bé.
Để tiết kiệm chi phí và không bị lãng phí máy khi chế biến lượng trái cây nhỏ cho bé. Thì các bố mẹ nên chọn mua những dòng máy mini. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư và vừa dễ dàng hơn trong cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm với lượng nhỏ.
5. Xử lý dụng cụ, thiết bị trước khi chế biến
Lưu ý này cực kỳ quan trọng khi chế biến trái cây cho bé ăn dặm từ nấu cháo trái cây, xay hay ép. Tất cả các dụng cụ này đều cần được rửa sạch. Và tiệt trùng hoàn toàn để món ăn dặm của bé được đảm bảo vệ sinh hơn.
6. Không ép bé ăn khi bé không thích
Ngay từ đầu hãy tạo cho bé với tư tưởng ăn là thưởng thức. Vậy nên đừng bao giờ ép trẻ ăn những thứ mà trẻ không thích. Mỗi đứa trẻ sẽ có một giai đoạn phát triển nhanh, chậm khác nhau, có bé sẽ ăn dặm sớm, có bé muộn Cho nên bố mẹ phải là người hiểu con để nắm bắt thời điểm vàng giúp bé có thời kỳ ăn dặm tốt nhất.
Đừng so sánh con của mình với còn người khác trong cách chọn lựa đồ ăn, món ăn. Hãy kiên nhẫn với trẻ chắc chắn bạn sẽ hiểu con mình muốn ăn gì và không muốn ăn gì.
Nếu trẻ không ăn hoặc ăn không được nhiều. Bố mẹ hãy dừng lại chứ không cố ép trẻ ăn. Việc dừng ăn dặm trái cây có thể là 1 bữa, 1 ngày hoặc 3, 4 ngày mới cho ăn lại đều được.
Lời kết
Trên đây là một số cách làm trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp bé khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất mà Minizon Kids gửi cho các phụ huynh tham khảo.
Minizon Kids hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp các phụ huynh biết cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm. Chúc các phụ huynh và bé luôn khỏe mạnh!