Tư thế cho con bú mẹ đúng cách là một phần quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đúng tư thế không chỉ giúp bé bú đủ mẹ thoải mái mà còn đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi cho bà mẹ.
Trong bài viết này, Minizon kids sẽ chia sẻ cho bạn những tư thế cho con bú mẹ đúng cách giúp con bú đủ, mẹ thoải mái. Từ đó, đem lại cảm giác thư giãn và dễ chịu mang lại sức khỏe và phát triển cho cả mẹ và bé.
13 Tư thế cho con bú mẹ đúng cách
Tư thế cho con bú mẹ đúng cách rất quan trọng để đảm bảo con bú đủ mẹ thoải mái và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
Dưới đây là những tư thế cho con bú mẹ của Minizon Kids . Mời bạn tham khảo ngay nhé!
1. Tư thế ngả lưng giúp con bú đủ mẹ thoải mái
Tư thế ngả lưng hay còn gọi là tư thế nuôi dưỡng sinh học là một trong những tư thế cho con bú được mẹ thử đầu tiên. Khi cho bé bú, mẹ có thể ngả lưng thay vì nằm ngửa. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể dùng đệm hoặc gối để tựa lưng và có thể nhìn con bú dễ dàng hơn.
Để cho bé bú trong tư thế ngả lưng, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Đặt bé nằm sấp trên ngực của mẹ và theo bản năng. Bé sẽ hướng về một bên ngực và cố gắng ngậm lấy núm vú của mẹ. Đây được gọi là phản xạ tìm vú mẹ của trẻ sơ sinh. Qua tiếp xúc da kề da, bé có thể xác định được vùng ngực của mẹ
– Khi núm vú của mẹ chạm vào má của bé, bé sẽ quay đầu về phía bên đó. Từ đó, tự động há miệng ngậm vú mẹ
– Trọng lực sẽ giúp bé giữ chắc vị trí khi nằm trên người mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể dùng tay để hỗ trợ bé khi bé bú
2. Tư thế ngồi giúp trẻ bú đủ mẹ thoải mái
Mỗi cữ bú có thể kéo dài đến 30 phút, do đó bà mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường. Tư thế phổ biến là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung vững chắc.
Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
Đảm bảo ba điểm: Đầu – lưng- mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ.
Lưu ý:
– Một sai lầm thường gặp đó là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé.
– Mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất. Và phải đảm bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng ( đầu -lưng-mông). Và trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm bụng và mặt chạm ngực.
3. Tư thế ôm bóng bầu dục cho con bú đúng cách
Một thống kê cho thấy, tư thế ôm bóng bầu dục là tư thế cho trẻ bú được nhiều bà mẹ sinh mổ, sinh đôi, sinh non hay ngực có kích thước lớn ưa chuộng.
Với tư thế này, mẹ có thể quan sát bé rõ hơn, kiểm soát và hỗ trợ tốt cho bé khi bé bú. Bên cạnh đó, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi được ôm sát vào cơ thể mẹ. Đồng thời, mẹ không phải chịu một lực nặng lên cơ thể hay va chạm vào các vết thương khi sinh.
Để cho bé bú trong tư thế ôm bóng bầu dục, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Khi đang ngồi, mẹ đặt bé nằm nghiêng dưới cánh tay cùng phía với bầu vú cho bé bú
– Kiểm tra vị trí của bé sao cho mặt bé đối mặt với mẹ. Hông gần hông mẹ mũi bé nằm ngang với núm vú của mẹ
– Dùng lòng bàn tay cùng phía nâng đỡ cổ của bé
– Nhẹ nhàng đưa bé hướng đến gần núm vú của mẹ
Tư thế ôm bóng khi cho trẻ bú phù hợp với một số trường hợp sau:
– Mẹ sinh mổ nhưng vết thương chưa lành
– Đầu ti của mẹ bị tụt vào sâu bên trong hoặc bị dẹt khiến bé khó khăn khi bú bằng các tư thế khác
– Mẹ có bầu vú hoặc đầu ti của quá lớn
– Sữa mẹ chảy quá mạnh khi trẻ bú
Kỹ thuật của tư thế nằm cho con bú
4. Tư thế nằm cho con bú đúng cách
Kỹ thuật của tư thế nằm cho con bú:
– Người mẹ nằm nghiêng, dùng gối kê cao đùi và đầu gối
– Đặt bé nằm theo tư thế nghiêng, quay đầu bé vào ngực mẹ
– Điều chỉnh sao cho miệng bé đối diện với núm vú
– Kê gối hoặc dùng tay đỡ đầu bé cao để tránh hiện tượng sặc sữa
– Kéo người bé sát lại gần mẹ để bú
– Mẹ dùng tay còn lại đỡ đầu hoặc ôm hông trẻ để con dễ bú hơn
Tư thế nằm cho con bú được rất nhiều mẹ thực hiện bởi đây là tư thế bé sẽ ti được nhiều sữa. Mẹ được thư giãn và thoải mái nhất. Chính vì vậy mẹ và bé rất dễ bị ngủ quên. Vì vậy, khi cho con bú ở tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát. Đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ đã rút ra khỏi miệng của bé.
Tư thế nằm cho con bú áp dụng trong các trường hợp sau:
– Mẹ sau sinh vẫn chưa hồi phục, không có đủ sức khỏe để ngồi cho bé bú
– Cho trẻ bú để trẻ ngủ
– Sau mổ đẻ, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp mẹ thoải mái hơn khi cho con bú
– Với các mẹ sinh thường phải khâu tầng sinh môn thì nằm cho con bú cũng giúp mẹ không bị căng tức vùng khâu
– Mẹ muốn tranh thủ nghỉ ngơi khi cho bé bú
5. Tư thế gấu tú Koala cho con bú đúng cách
Cho trẻ bú theo tư thế gấu túi Koala không chỉ được thực hiện với trẻ sơ sinh mà nó còn được áp dụng ngay cả khi bé lớn hơn. Ở tư thế này, bé có thể bú một cách thoải mái, hạn chế các nguy cơ trào ngược dạ dày. Hoặc nhiễm trùng tai và có thể áp dụng với những bé bị tưa lưỡi hay trương lực cơ thấp.
Để cho bé bú trong tư thế gấu túi Koala, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Mẹ có thể thực hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi miễn sao mẹ cảm thấy thoải mái nhất
– Ôm em bé hướng mặt về phía mẹ, hai chân để hai bên hông hoặc trên đùi của mẹ, cột sống và đầu của bé thẳng đứng
– Một tay choàng phía sau lưng bé, đỡ phần cổ của bé đồng thời hướng miệng bé về phía núm vú của mẹ
– Tay còn lại nâng đỡ bầu ngực, hỗ trợ bé bú.
6. Tư thế lấy tay nâng ngực giúp bé bú mẹ thoải mái
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh gặp một số vấn đề về sức khỏe như sinh non. Khả năng trương lực cơ thấp, mắc hội chứng Down hoặc có một số khuyết tật khác. Mẹ có thể cho bé bú bằng tư thế lấy tay nâng ngực khi cho con bú.
Để cho con bú trong tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
– Mẹ dùng tay nâng vú lên từ phía dưới, ngón tay đặt bên này và ngón cái ở bên kia bầu vú.
– Di chuyển ngón tay và bàn tay về phía trước, hướng đến đầu vú sao cho ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ “U”
– Các ngón tay còn lại vẫn đặt phía dưới ngực, tiếp tục nâng đỡ ngực
– Đưa bầu ngực sát lại gần mặt bé, quai hàm đặt lên ngón cái và ngón trỏ, cằm phía dưới chữ “U”. Đồng thời, ngón cái giữ một bên má của bé để kiểm soát vị trí của bé
7. Tư thế cho bé bú song sinh đúng cách
Với các mẹ sinh đôi thì chắc chắn nên áp dụng tư thế song sinh. Việc cho hai bé bú cùng lúc hai bên bầu sữa sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa của mẹ. Bởi khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo.
Tư thế cho bé bú song sinh được thực hiện như sau:
– Đặt hai bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ. Đầu bé hướng về trước, mặt áp vào đầu vú của mẹ
– Mẹ có thể dùng gối chữ U kê bên dưới để tránh bị mỏi tay khi đỡ bé. Nhưng không nên đặt bé hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú được sữa
– Điều chỉnh tư thế lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại.
Lưu ý: Mẹ nên thay đổi vị trí bú của hai bé để lượng sữa tiết ra đều nhau. Đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.
8. Tư thế cho con bú trong địu treo giúp trẻ thoải mái
Tư thế cho con bú trong địu treo sẽ giúp bé có được nhiều thời gian ở cạnh mẹ hơn. Bé có thể bú thường xuyên và mẹ có thể di chuyển, thậm chí là làm một số công việc nhẹ nhàng trong thời gian cho bé bú. Tư thế này thường được áp dụng khi bé đã có kinh nghiệm bú mẹ và có thể tự ngẩng đầu lên.
Để cho bé bú trong tư thế này mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Chuẩn bị một loại điệu phù hợp, có thể là đai quấn co giãn, địu vòng hay địu phía trước
– Cho bé vào địu sao cho mặt và cằm của bé không bị ép và ngực, bé cảm thấy thoải mái
– Hướng đầu bé về phía ngực của mẹ, miệng gần núm vú
9. Tư thế nằm cho bé bú thoải mái sau khi sinh mổ
Ở tư thế nằm thoải mái sau khi mổ, trẻ sơ sinh có thể bú thoải mái mà không gây bất kỳ một tác động nào lên vết thương của mẹ. Tư thế này còn được gọi là cách cho con bú sinh học.
Tư thế này còn là lựa chọn tuyệt vời của những người mẹ có bầu ngực khá nhỏ. Trẻ sơ sinh có dạ dày yếu, nhạy cảm hay có khí thừa.
Để cho bé bú trong tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Mẹ cần lựa chọn một vị trí phù hợp để tựa lưng, có thể là trên ghế sofa hoặc giường. Có gối đỡ để hỗ trợ mẹ giữ ở tư thế bán ngả lưng khi cho bé bú
– Đặt em bé nằm sấp trên cơ thể mẹ, miệng hướng về núm vú của mẹ.
– Thông thường, bụng bé sẽ được đặt trên bụng mẹ nhưng nếu mẹ không thấy thoải mái. Mẹ có thể đặt bé sang một bên
– Trong lực sẽ giúp cơ thể bé áp sát vào mẹ, miệng chạm vào vú
10. Tư thế khom người cho con bú đúng cách
Một số ý kiến cho rằng cho con bú trong tư thế khom người sẽ mang đến nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về vú như viêm vú. Không khiến vú bị chảy xệ do bị bóp hay chạm vào, làm thông ống dẫn sữa khi mẹ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh điều này là đúng.
Nếu mẹ muốn thử cho con bú với tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
– Cho bé nằm ngửa trên nệm hoặc sofa
– Mẹ khom lưng xuống sao cho núm vú có thể đung đưa và đến gần với miệng của bé
– Kiểm tra khoảng cách giữa mũi, miệng và ngực của mẹ hợp lý. Tránh khom người quá thấp khiến ngực đè lên mũi của bé gây ngạt thở
11. Tư thế ôm nôi chéo giúp con bú mẹ đúng cách
Tư thế ôm nôi chéo khá giống với tư thế ôm nôi nhưng có một số thay đổi. Lúc này, cánh tay của mẹ sẽ có vai trò đỡ cơ thể bé nằm dọc theo cẳng tay đối diện. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ dùng tay để đỡ phần vai và khu vực quanh cổ.
Tư thế ôm nôi chéo được xem là một tư thế cho con bú tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Bé có thể được mẹ hỗ trợ hoàn toàn một cách dễ dàng trên cánh tay của mẹ và mẹ có thể dùng tay để tạo hình vú của mình.
Để cho bé bú trong tư thế ôm nôi chéo, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Dùng tay đối diện với vú mà mẹ sẽ cho con bú để giữ đầu của trẻ
Ví dụ: mẹ cho bé bú ngực bên trái thì sẽ dùng tay phải để giữ đầu của bé
– Cổ tay của mẹ đặt giữa hai bả vai của bé, ngón tay cá đặt phía sau tai
– Tay còn lại, mẹ nhẹ nhàng nâng bầu ngực của mình lên
Lưu ý: Ở tư thế này, mẹ nên tránh ôm quanh đầu của bé vì điều này có thể vô tình đẩy cằm của bé vào ngực. Khiến bé ngậm núm vú nông, núm vú chạm vào đáy lưỡi khiến trẻ khó bú, làm đau đầu vú.
12. Tư thế kiểu giữ nôi cho con bú mẹ thoải mái
Đây là tư thế cho con bú phổ biến nhất. Mẹ ngồi trên ghế hay giường, cho bú bắt đầu từ vú đầu và thân bé được nâng đỡ bởi cánh tay của mẹ bàn tay mẹ bên phải hay trái có thể đặt ở mông bé. Bụng bé áp sát ngực mẹ, đầu, thân bé thẳng trục. Bàn tay của mẹ bên còn lại giúp nâng vú để thuận tiện cho bé ngậm bắt vú.
13. Tư thế nằm thoải mái sau khi sinh mổ
Ở tư thế nằm thoải mái sau khi mổ, trẻ sơ sinh có thể bú thoải mái mà không gây bất kỳ một tác động nào lên vết thương của mẹ. Tư thế này còn được gọi là cách cho con bú sinh học.
Tư thế này còn là lựa chọn tuyệt vời của những người mẹ có bầu ngực khá nhỏ, trẻ sơ sinh có dạ dày yếu, nhạy cảm hay có khí thừa.
Để cho bé bú trong tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Mẹ cần lựa chọn một vị trí phù hợp để tựa lưng, có thể là trên ghế sofa hoặc giường, có gối đỡ để hỗ trợ mẹ giữ ở tư thế bán ngả lưng khi cho bé bú
– Đặt em bé nằm sấp trên cơ thể mẹ, miệng hướng về núm vú của mẹ. Thông thường, bụng bé sẽ được đặt trên bụng mẹ nhưng nếu mẹ không thấy thoải mái, mẹ có thể đặt bé sang một bên
– Trong lực sẽ giúp cơ thể bé áp sát vào mẹ, miệng chạm vào vú
Tư thế cho trẻ bú đúng cách cần đảm bảo các yếu tố nào?
Về các tư thế cho trẻ bú đúng cách mẹ cần nắm rõ: Mẹ có thể lựa chọn các tư thế cho trẻ bú khác nhau nhưng phải đảm bảo cả mẹ
Cụ thể:
– Phần đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng
– Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ
– Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú
– Với trẻ sơ sinh, bên cạnh việc đỡ đầu và mông, mẹ cũng cần phải đỡ mông trẻ
Mẹo cho bé bú hay có thể bạn chưa biết
Dưới đây là một số mẹo cho bé bú giúp mẹ có thể kiểm soát việc cho bé bú một cách dễ dàng, giảm nguy cơ bị đau vú, cảm thấy khó chịu khi cho bé bú:
– Nhận biết khi nào bé đói
Trẻ tỉnh táo hơn bình thường, mút tay, xoay đầu tìm vú, chạm tay vào má trẻ sẽ xoay đầu hướng đó tìm vú
– Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ
Bé tự nhả vú, không còn cử động bú mạnh mẽ và nhịp nhàng, bé chìm dần vào giấc ngủ.
– Quan sát cử chỉ của bé
Việc quan sát bé khi bú giúp mẹ kiểm soát và hỗ trợ bé bú tốt hơn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bé, giúp bé được thoải mái nhất.
– Ôm bé sát người mẹ
Việc tiếp xúc giữa mẹ và trẻ sơ sinh giúp bé ít khóc hơn, giúp ổn định nhịp tim và nhịp thở của bé. Đồng thời giúp bé cảm thấy an toàn và tin tưởng mẹ hơn.
– Hạn chế tối đa việc dùng núm giả
Việc sử dụng núm vú giả sẽ khiến bé dễ bị nhầm lẫn giữa núm vú giả và núm vú thật, gây khó khăn khi cho con bú.
– Nắm bắt rõ thời gian bé ngủ và thức
Vài tuần đầu sau sanh, bé nên bú mỗi 3 giờ, nếu bé đang ngủ, mẹ có thể đánh thức bé để cho bé bú đúng cữ bằng cách thay tã, massage vùng lưng, bụng, lòng bàn chân của bé,…
Các tình huống cho bé bú các mẹ cần tránh
Có một số tình huống mà các bà mẹ cần tránh khi cho bé bú để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số tình huống cần tránh:
1. Hút búi vú
Tránh để bé hút búi vú (núm vú) của bạn. Điều này có thể gây tổn thương cho vùng ngực và tạo khó khăn trong việc cung cấp sữa cho bé.
2. Sử dụng chất kích thích
Tránh sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, hoặc ma túy trong quá trình cho con bú, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và chất lượng sữa mẹ.
3. Sử dụng chất an thần
Thuốc an thần hoặc thuốc gây buồn ngủ có thể làm cho bạn mất tập trung và gây ngủ quên, dẫn đến nguy cơ gãy búi vú và làm cho bé bú không hiệu quả.
4. Ăn uống không hợp lý
Tránh ăn uống các thực phẩm gây kích ứng cho bé, như các loại thực phẩm chứa chất kích thích (như cafein) hoặc thực phẩm gây tiêu chảy. Hãy tập trung vào việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.
5. Sử dụng thuốc không được chỉ định
Tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc thảo dược, mà không được bác sĩ hay chuyên gia về sữa mẹ khuyên dùng. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của bé.
6. Lơ là về vệ sinh
Đảm bảo rằng tay và vùng ngực của bạn luôn sạch sẽ trước khi cho bé bú. Hãy tránh việc dùng các sản phẩm có mùi hương mạnh hoặc chứa hóa chất có thể làm bé không thoải mái.
7. Điểm qua quá nhanh
Tránh cho bé bú quá nhanh hoặc không đủ thời gian, vì điều này có thể làm cho bé không đạt được sự thoải mái và cung cấp đủ lượng sữa.
8. Bú khi cảm thấy căng thẳng
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc tức giận, hãy cố gắng thư giãn trước khi cho bé bú. Cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng đến bé.
9. Sử dụng núm vú giả không cần thiết
Tránh sử dụng núm vú giả hoặc bình sữa cho bé mà không có lý do cụ thể, vì điều này có thể gây rối loạn trong việc bú mẹ và giảm sự kết nối giữa bạn và bé.
10. Bỏ bú sớm
Tránh bỏ bú sữa mẹ quá sớm khi bé còn cần sữa mẹ để phát triển. Hãy thảo luận với chuyên gia về sữa mẹ hoặc bác sĩ về lịch trình cho con bú phù hợp cho bé.
Lời kết
Trên đây, Minizon Kids đã chia sẻ đến quý bạn đọc các tư thế cho con bú đúng cách giúp con bú đủ mẹ thoải mái. Từ đó, giúp cha mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ mà còn là một hình thức kết nối đặc biệt giữa mẹ và bé.
Minizon Kids hy vọng bạn sẽ có trải nghiệm thật thú vị và có được những kinh nghiệm trong việc nuôi dương bé yêu của mình nhé!