Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách nhiều sữa nhất không lo sặc

Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách để con phát triển tốt và cảm nhận được những giọt sữa ấm áp đầu tiên trong những tháng đầu đời. Việc lựa chọn đúng tư thế và cho con bú đúng cách sẽ giúp cả mẹ và bé thoải mái hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng con bị sặc sữa và tận hưởng dinh dưỡng từ mẹ một cách tốt nhất.

Nếu bạn lần đầu sinh con hoặc chưa biết cách cho con bú đúng cách thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây. Minizon Kids sẽ chia sẻ cho các mẹ cách cho con bú hiệu quả và các tư thế cho bé bú phù hợp nhất nhé!

Tại sao cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Tại sao cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa sữa mẹ còn là nguồn dưỡng chất hoàn hảo từ tự nhiên mang lại. Vì vậy tổ chức Y tế thế giới (WHO) luôn khuyến khích chúng ta nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Trong sữa mẹ có chứa tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho bé như đạm, vitamin, bột đường và các khoáng chất cùng các yếu tố vi lượng giúp bé phát triển tốt ngay từ những tháng đầu tiên. Đặc biệt là sữa mẹ giúp các con tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn sữa bò.

Chính vì thế khi các con được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ ấm áp sẽ không lo bị còi xương, dị ứng hay suy dinh dưỡng. Tất nhiên khi các con được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn tăng cường được sức đề kháng rất tốt.

Hướng dẫn tư thế mẹ cho con bú đúng cách

Theo các chuyên khoa mẹ & bé, để con được tận hưởng trọn vẹn những dòng sữa non đầu đời thì người mẹ cần biết cách cho bé bú đúng cách. Nếu không cả mẹ và con đều rất mệt mỏi. Các bé thì sẽ dễ bị cáu gắt và quấy nhiễu. Vì vậy các mẹ nên chọn tư thế đúng và phù hợp nhất để cả 2 mẹ con đều được thoải mái.

1. Cách bế trẻ khi cho con bú

Khi cho con bú hãy chú ý, phần đầu và người của con phải nằm trên một đường thẳng. Tránh bé con võng lưng có thể gây hại đến cột sống của bé. Sau đó quay mặt bé vào bầu vú sao cho mũi bé đối diện với núm vú. Đồng thời đỡ mông bé. Đừng quên nhìn bé âu yếm và trò chuyện để con cảm nhận được tình cảm thiêng liêng mà mẹ muốn dành cho con.

2. Cách nâng bầu vú khi cho trẻ bú

Khi cho con bú, để tránh tình trạng con bị mỏi mồm khi bú, các mẹ hãy dùng ngón tay cái để bên trên vú. Các ngón tay còn lại thì tựa bầu ngực ở phía dưới vú. Đừng quên dùng ngón trỏ để nâng vú lên vừa tầm với miệng của con.

3. Hướng dẫn mẹ giúp con ngậm bắt vú đúng

Khi cho các con bú, các mẹ cần lưu ý chạm vú vào môi trên của trẻ. Hãy đợi đến khi miệng con mở rộng sau đó mới đưa vào vú sao cho môi dưới của con ở dưới núm vú. Như vậy khi con bú mới không bị mỏi miệng. Đồng thời các mẹ sẽ tránh bị đau rát đầu vú khi cho con bú.

Hướng dẫn mẹ 6 tư thế cho con bú đúng cách, không lo sặc sữa

Hãy áp dụng 3 bước cơ bản trên để linh động cho nhiều tư thế cho con bú khác nhau. Vì không phải lúc nào mẹ cũng ngồi cho con bú. Hãy cùng Minizon Kids học thêm các tư thế cho con bú khác nhé!

1. Tư thế ôm nôi

Cho con bú tư thế ôm nôi

Đây là một trong những tư thế phổ biến nhất mà các mẹ hãy áp dụng. Với tư thế này các mẹ cần thực hiện theo các động tác cơ bản sau:

– Ngồi xuống ghế hoặc giường và bế em bé bằng 2 tay

– Sau đó tìm một chỗ dựa vững chắc làm điểm tựa

– Đặt thân và đầu của con trên một đường thẳng

– Hãy để bụng của mẹ và bé áp sát vào nhau

– Đừng quên để mặt bé đối diện với núm vú

Với tư thế ôm nôi này các mẹ cần ngồi thật vững và bế con nằm ôm vào lòng. Dùng 2 tay tạo thành vòng cung để ôm lấy con. Các mẹ cho con bú ở bên bầu ngực nào thì dùng tay phía đó để đỡ bé. Tay còn lại đỡ mông hoặc nâng bầu ngực lên cho con bú.

Trong trường hợp bé bú yếu, các mẹ có thể dùng tay cố định đầu ti hoặc giữ phần đầu của con. Lưu ý, rất nhiều mẹ khi cho con bú tư thế này thường cho người con nằm ngửa, chỉ có mặt quay vào bầu ngực. Đây là sai lầm khiến các con không thấy thoải mái và hay cáu gắt. Đặc biệt là không tốt cho cổ của con.

2. Tư thế ôm bóng

Cho con bú tư thế ôm nôi

Đây là tư thế phù hợp với các mẹ trong các trường hợp sau đây:

  • Các mẹ sinh mổ nhưng vết thương chưa lành
  • Các mẹ đầu ti bị tụt sâu bên trong; hoặc đầu ti bị dẹt khiến bé khó khăn nếu bú bằng tư thế khác
  • Các mẹ có bầu vú hoặc đầu ti quá lớn
  • Các mẹ dòng sữa chảy quá mạnh, dễ làm con bị sặc

Với tư thế này, các mẹ có thể nhìn rõ và kiểm soát được đầu của con tốt hơn khi cho con bú. Hướng dẫn mẹ cho con bú tư thế ôm bóng đúng cách:

– Hãy để bé nằm bên trái hoặc bên phải cánh tay.

– Sau đó để miệng của bé ở vị trí ngang với đầu ti của mẹ

– Sử dụng tay thuận để giữ phần đầu và gáy của con. Tay còn lại giữ phần ngực và cho con bú như các bước cơ bản đã hướng dẫn.

3. Tư thế giữ Koala

Với tư thế giữ Koala các mẹ sẽ ngồi thẳng. Sau đó đặt con ngồi trên đầu gối. Điều chỉnh bầu ngực vừa tầm với miệng của con. Hãy sử dụng đầu gối để làm điểm tựa và dùng 2 tay để giữ em bé. Tư thế mô phỏng từ cách gấu mẹ Koala cho con bú. Nó sẽ giúp các mẹ không bị mỏi tay hay mỏi lưng.

4. Tư thế ngồi tựa lưng

Hãy dùng một chiếc gối kê hoặc dựa lưng vào vách. Sau đó giữ người nghiêng 45 độ rồi đặt bé lên bụng và tì vào ngực mẹ để bú. Khi cho con bú, mẹ dùng tay nhẹ nhàng đặt lên lưng hoặc đỡ nhẹ sau đầu con. Vớ tư thế này, các mẹ sẽ không cần phải dùng quá nhiều sức để giữ bé trong quá trình cho con bú.

5. Tư thế bú nằm

Tư thế bú nằm thường rất cần thiết cho mẹ trong các trường hợp sau:

– Khi mẹ sau sinh chưa hồi phục được sức khỏe và còn yếu.

– Khi muốn cho trẻ bú để bé ngủ

– Với các mẹ sinh mổ, việc nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi cho con bú. Hơn nữa tư thế bú nằm giúp các mẹ không cảm thấy bị căng tức vùng ngực mới khâu.

– Tư thế nằm giúp mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi trong khi cho con bú.

Hướng dẫn mẹ cho bé bú nằm

Hướng dẫn mẹ cho con bú tư thế nằm:

– Mẹ nằm nghiêng rồi dùng gối để kê cao đùi và đầu gối

– Đặt con nằm theo tư thế nghiêng rồi quay đầu con vào ngực mẹ

– Mẹ tự điều chỉnh sao cho miệng con đối diện với núm vú.

– Có thể kê gối mỏng hoặc kê tay để đầu bé cao hơn giúp con hạn chế bị sặc sữa.

– Mẹ dùng tay còn lại để ôm lấy con giúp con dễ bú hơn.

Với tư thế nằm, không những giúp các mẹ thoải mái và thư giãn mà còn giúp các con bú được nhiều sữa hơn. Vì vậy khi thực hiện tư thế này, cả mẹ và bé rất hay ngủ quên. Đây cũng là lưu ý mà các mẹ cần nhớ tránh ngủ quên để con bị sặc sữa.

Rất nhiều trường hợp mẹ ngủ quên không rút ti ra khỏi miệng bé dẫn đến tình trạng đầu ti đè lên mũi con, khiến con bị ngạt thở hoặc sặc sữa rất nguy hiểm. Vì vậy khi cho con bú tư thế nằm, các mẹ cần tỉnh táo để quan sát con và đảm bảo an toàn cho bé.

6. Hướng dẫn mẹ cho con bú song sinh

Các mẹ song sinh không thể cứ đợi bé này bú xong mới cho bé còn lại bú. Như vậy các con sẽ bị đói và hay cáu gắt. Vì vậy việc cho 2 bé bú cùng một lúc sẽ tận dụng được hoàn toàn lượng sữa của mẹ. Một bé bú bên ngực này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng sẽ chảy theo. Các mẹ hãy làm theo hướng dẫn sau:

– Đặt 2 con song song 2 bên hông của mẹ, hai chân của hai bé hãy để sau lưng mẹ

– Đặt đầu 2 bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú mẹ

– Hãy sử dụng gối chữ U để kê bên dưới tay để tránh bị mỏi khi đỡ hai bé.

– Điều chỉnh tư thế từng bé một cho ổn định.

Lưu ý: Các mẹ song sinh nên linh hoạt đổi bên bú cho cả 2 bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú của mẹ không bị chênh lệch và bảo vệ mắt của cả 2 bé hoạt động cân đối.

Hướng dẫn mẹ giữ bầu vú khi cho con bú

Hướng dẫn mẹ giữ bầu vú khi cho con bú

Bên cạnh việc cho con bú tư thế đúng cách thì các mẹ cũng cần học thêm các kỹ thuật để giúp bé bú được nhiều sữa nhất có thể. Theo đó các mẹ có thể tham khảo một số kỹ thuật phổ biến sau:

  • Đặt bốn ngón tay vào thành ngực ở dưới vú
  • Sử dụng ngón tay trỏ để nâng vú
  • Ngón tay cái để ở trên
  • Không để các ngón tay quá gần núm vú và không khum lại như gọng kìm vì có thể chặn dòng sữa chảy ra.

Cách nhận biết bé đã ngậm bắt vú đúng

Việc trẻ ngậm bắt đúng núm vú sẽ giúp các mẹ không bị tổn thương vùng da quanh núm vú. Để nhận biết bé đã ngậm bắt vú đúng hay chưa các bạn có thể quan sát những hiện tượng sau:

  • Cằm chạm vào vú mẹ
  • Môi dưới của con hướng ra ngoài
  • Quầng vú phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới
  • Lưỡi con chìa ra ngoài ở trên môi dưới và dưới núm vú

Cách nhận biết con bắt vú sai

dấu hiệu nhận biết con bắt núm vú sai

  • Miệng con không mở rộng để ngậm cả mô vú phía dưới
  • Môi con mím vào
  • Lưỡi bé đặt sau lợi hàm dưới và không ép vào các xoang sữa
  • Bé cáu gắt hoặc bực bội khi bú sữa

5 hậu quả khi mẹ để con ngậm bắt vú sai

– Con không ngậm bắt vú đúng khiến vùng da quanh núm vú của mẹ bị tổn thương

– Trẻ không bú được dẫn đến tình trạng căng tức bầu ngực và tắc tia sữa

– Trẻ không bú được nên hay quấy khóc và thường xuyên đòi bú với thời gian bú lâu hơn khiến mẹ mệt mỏi

– Trẻ chậm tăng cân khi không bú được sữa mẹ trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

– Khiến mẹ lo lắng gây ảnh hưởng đến cả chất và lượng sữa

Lời khuyên hướng dẫn mẹ khi cho con bú 

– Lựa chọn tư thế thoải mái và phù hợp nhất cho cả mẹ và con khi cho con bú

– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái và đừng quên dành tình cảm âu yếm cho con.

– Đừng quên chăm sóc đầu nhũ để tránh bị tổn thương trong quá trình cho con bú trong nhiều tháng

– Luôn chăm chút đến bữa ăn và nghỉ ngơi để đảm bảo cả về chất và lượng sữa cho con

– Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng hay nhiều gia vị như: hành, tỏi, ớt,..; đặc biệt là không rượu chè, thuốc lá, cà phê.

– Không lao động quá sức trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ để giữ gìn sức khỏe

– Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nếu cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Không nên tự sử dụng thuốc để tránh gây hại cho con và nguồn sữa của mẹ.

Hướng dẫn mẹ mẹo hữu ích khi cho con bú sữa hiệu quả

Hướng dẫn mẹ mẹo hữu ích khi cho con bú sữa hiệu quả

Học ngay 5 mẹo dưới đây để nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả nhất nhé!

1. Nhận biết tín hiệu đói của trẻ

Hãy chú ý quan sát, khi trẻ đói sẽ có một vài hành động như: ngoảnh đầu tìm kiếm bầu vú mẹ hay mút tay. Nhất là khi thấy có vật chạm vào má, bé có thể ngay lập tức quay về phía đó hoặc sẵn sàng để bú. Hiện tượng này được gọi là phản xạ tìm kiếm.

Nếu các mẹ thấy con có dấu hiệu này hãy cho bé bú ngay. Đừng đợi đến khi bé quấy khóc mới cho con bú. Như vậy chỉ cần bé quan sát một chút là đã có thể nhận biết tín hiệu đòi ăn của con

2. Quan sát và tuân theo chỉ dẫn của bé

Khi cho con bú, các mẹ hãy quan sát và tuân theo chỉ dẫn của bé. Nhiều trẻ phải bú cả hai bên bầu ngực trong mỗi cữ bú nhưng một số khác chỉ cần bú một bên. Vì vậy các mẹ cần nắm được để hiểu rõ thói quen của con để cho con bú hiệu quả hơn.

Cụ thể là khi bé đã bú nó thường sẽ ngủ say luôn. Nhưng khi bé đã bú hết sữa một bên mà vẫn chưa đủ thì mẹ cần chuyển sang bú bên kia.

3. Ôm trẻ sát người mẹ

Do mới sinh ra nên các bé còn khá xa lạ với thế giới bên ngoài. Vì vậy để con không bị giật mình hay sợ hãy thì các mẹ cần ôm con thường xuyên hơn, âu yếm và gần gũi con. Việc tiếp xúc da kề da với mẹ trong thời gian đầu sau sinh sẽ giúp bé ít khóc hơn, nhịp tim và nhịp thở đều đặn hơn. Đặc biệt, điều này còn góp phần tăng cường sự gắn bó giữa hai mẹ con.

4. Hạn chế sử dụng núm vú giả trong vài tuần đầu

Ở vài tuần đầu sau sinh, mẹ nên tránh cho bé sử dụng bình sữa, sữa công thức, núm vú giả, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi chúng rất dễ khiến các bé nhầm giữa núm giả và núm thật trong thời gian học bú mẹ. Các chuyên gia cho biết nhiều mẹ cho con bú bằng núm giả trong thời gian đầu sau sinh khiến trẻ đã quen với ti giả. Như vậy về sau sẽ rất khó để con làm quen với ti mẹ.

5. Nắm được thời gian cần đánh thức bé

Trong vài tuần đầu sau sinh cứ 4 tiếng các mẹ cần đánh thức con để bắt đầu cữ bú. Mẹ có thể đánh tức con bằng cách: cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ, thay tã, mát xa lưng, bụng và chân của bé….Sai lầm lớn nhất của các mẹ trong thời gian đầu cho con bú đó là đợi bé quấy khóc hay đòi ăn. Vì vậy các mẹ cần nắm được thời gian để cho con ăn nhé!

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ và hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách bên trên sẽ giúp các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ nó. Đừng quên truy cập website minizon.vn thường xuyên để học thêm nhiều bí kíp chăm con. Mời các ba mẹ ghé mua hàng tại Minizon Kids để sắm đồ cho cả mẹ & bé nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *