Mút tay là một trong những thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được kiểm soát kịp thời. Nó có thể trở thành một tật xấu gây ra nhiều lo ngại cho bậc phụ huynh. Việc cai tật mút tay đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp thích hợp để đạt được hiệu quả dứt điểm.
Vậy làm thế nào để cai tật mút tay hiệu quả cho con? Minizon Kids sẽ chia sẻ đến bạn cách cai tật mút tay một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Tại sao bé lại mút tay?
Chắc hẳn trong số chúng ta khi còn bé sẽ có thói quen mút tay khi chơi đùa. Hay rảnh tay đợi mẹ cho “măm măm”. Hành động mút tay là một phản xạ tự nhiên của hầu hết các động vật có vú. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thói quen này đã hình thành.
Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi trẻ mút ngón tay sẽ sinh ra chất tên. Là Endorphin giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và an toàn khi không có mẹ ở bên. Dần trở thành một động tác vô thức của trẻ mỗi khi đói bụng hay buồn chán.
Đa số mọi đứa trẻ đều sẽ mút tay trong 6 tháng đầu, dần dần biến mất. Và từ bỏ vào lúc 1 – 2 tuổi, nhưng một số ít đứa trẻ lại duy trì đến 4 – 5 tuổi.
Cách cai mút tay dứt điểm cho bé
Cha mẹ cần lưu ý một số điều trước khi cố gắng ngăn trẻ mút tay. Vì suy cho cùng, thói quen này có bỏ được hay không lại tùy thuộc vào trẻ. Dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể thử áp dụng với trẻ.
1. Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”
Mẹo tốt nhất giúp bé hết mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được. Để trị mút tay cho trẻ, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ.
Ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay. Là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.
2. Cách dùng phẩn thưởng để cai mút tay cho bé
Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để cai mút tay cho bé. Mẹ có thể thưởng cho bé phần thưởng mà bé thích như gấu bông, lục lạc,…
Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được. Mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.
3. Tập cho bé ngừng mút tay ở nơi khác nhau
Mẹo giúp bé hết mút tay là đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngừng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.
4. Dán băng cá nhân vào ngón tay bé
Dán băng cá nhân ở tay cũng sẽ là một cách cai mút tay cho những bé cứng đầu. Mẹ cũng có thể mang bao tay để hạn chế bé tiếp xúc với ngón tay.
5. Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình
Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay. Khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Với cách trị tật mút tay này, chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.
6. Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích
Loại nước này có thể có vị cay, chua, đắng như tiêu, giấm,… Mẹ hãy thoa chúng lên ngón tay bé. Nếu bé thấy ngón tay có vị không ngon sẽ dần dần bỏ thói quen mút tay.
LƯU Ý: Với cách cai mút tay cho bé này, mẹ lựa chọn những loại nước an toàn, phù hợp độ tuổi của con. Ví dụ, mẹ tuyệt đối KHÔNG để trẻ dưới 12 tháng tuổi mút mật ong.
7. Đừng cố ép bé khi cai mút tay cho bé
Việc cha mẹ càng ép buộc bé ngừng mút tay không phải là một cách cai mút tay cho bé hiệu quả. Mà còn gây áp lực lên bé. Bé không những không thể cai mút tay mà còn khóc nhiều hơn, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
8. Không la mắng bé
Tương tự như cách cai mút tay cho bé bằng việc thúc ép. Cách la mắng bé cũng không hề đem lại hiệu quả gì trong việc cai mút tay. Dù cha mẹ có giận đến đâu, cha mẹ cũng đừng la bé; vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Hãy bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và nhẫn nại với bé cha mẹ nhé!
9. Đánh lạc hướng bé
Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi cha mẹ thấy bé mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Cách tốt nhất là cha mẹ thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay để cai mút tay cho bé.
Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé. Hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ. Thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.
10. Kiên nhẫn khi cai mút tay cho bé
Nguyên tắc quan trọng trong cách cai tật mút tay cho bé là gì? Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên. Vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.
Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn, đừng hối hả, thúc giục hoặc la bé khi bé chưa cai mút tay được nhé.
11. Cho bé ngậm những đồ vật khác
Nếu bé còn quá nhỏ, cách cai mút tay cho bé là mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Tuy nhiên ngậm ti giả sẽ có 1 số hạn chế như:
Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn. Dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm. Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn. Theo đó, cha mẹ nên cân nhắc tần suất khi cho bé cai mút tay bằng cách ngậm ti giả nhé.
12. Dùng biện pháp “đảo ngược” để cai mút tay cho trẻ
Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, cách cho bé cai mút tay là mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Cách trị tật mút tay này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.
Các vấn đề về răng miệng tiềm ẩn từ việc ngậm tay
Trẻ ngậm, mút ngón tay (thường là ngón tay cái) có thể ảnh hưởng đến miệng và hàm ngay từ khi 2 tuổi. Hành động này gây áp lực lên mô mềm của vòm miệng. Cũng như hai bên của hàm trên. Những áp lực này có thể khiến hàm trên thu hẹp lại và răng có thể mọc lệch với hàm. Khi trẻ đến giai đoạn rụng răng sữa và vẫn duy trì thói quen mút tay này. Có thể khiến cho răng vĩnh viễn bị mọc xô lệch hoàn toàn.
Đối với tình huống này, vẫn có giải pháp là cho trẻ đi niềng răng điều chỉnh. Tuy nhiên, việc niềng răng tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó cha mẹ vẫn có thể tác động để giúp trẻ từ bỏ thói quen ảnh hưởng. Đến răng miệng trước khi mọc răng vĩnh viễn (thường vào khoảng 6 tuổi).
Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của vấn đề răng miệng bắt nguồn từ tần suất và mức độ trẻ mút tay. Nếu trẻ chỉ ngậm và không mút quá nhiều. Thì vấn đề về răng miệng có thể ít tác động đến trẻ hơn. Ngược lại, nếu trẻ mút quá nhiều và lặp đi lặp lại hành vi này. Các vấn đề đó có thể tác động mạnh và tiêu cực đến răng miệng của trẻ.
Một nghiên cứu năm 2016 của Tạp chí Nha khoa Nhi (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng, vết chai trên ngón tay do thói quen mút tay dự báo sự sai lệch về vị trí của răng khi hàm đóng lại ở trẻ nhỏ.
Các nha sĩ cũng phát hiện, những trẻ mới biết đi hoặc trẻ học mẫu giáo mút ngón tay thường xuyên và đủ mạnh. Để hình thành các vết chai có khả năng mắc các vấn đề về răng và hàm. Cũng theo nghiên cứu trên, nếu trẻ ngừng mút tay trước khi lên 4 tuổi mọi vấn đề về răng và hàm có thể không bị ảnh hưởng.
Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?
Mút tay là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ đang mọc răng mà vẫn chưa bỏ được cai được mút tay. Thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.
Một số ảnh hưởng không tốt từ việc thói quen mút tay như:
– Biến dạng ngón tay: Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay. Tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.
– Ảnh hưởng đến răng: Bé mút tay trong thời kỳ mọc răng có thể khiến răng mọc lệch. Ảnh hưởng đến hàm, lưỡi, phát âm,…
– Tổn thương ở vùng da: Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai. Hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại. Thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ.
– Cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ thì bé mút phải có thể mắc các bệnh truyền nhiễm. Như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, tiêu chảy, kiết, lị,…
Vì những lý do trên, mẹ nên có cách cai mút tay cho bé sớm nhất có thể. Vậy trẻ mút tay phải làm sao?
Những lưu ý khi giúp bé hết mút tay
Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho cai mút tay cho con:
1. Cha mẹ cần kiên nhẫn
Thật ra việc giúp bé cai bất cứ thói quen nào đều cần sự kiên nhẫn, tận tình cả. Thói quen hình thành rất khó một sớm một chiều sửa được ngay. Vì vậy trẻ cần có thời gian thích ứng và nhận ra hành động của mình là đúng hay sai, rồi dần dần sửa đổi. Các bậc cha mẹ nên ở bên trẻ và động viên bé nhiều. Để bé có cảm giác an tâm hơn, thư giãn từ bỏ hành động mút tay.
2. Không la rầy bé, gây cảm giác sợ cho bé
Nhiều bậc cha mẹ dạy bé từ bỏ mút tay sẽ cảm thấy áp lực, không thể kiên nhẫn nên sẽ dùng hành động to tiếng. Mắng bé hoặc thậm chí đánh vào tay bé để bé sợ. Người lớn sẽ nghĩ trẻ con sợ hãi sẽ bỏ thói quen có hại đấy. Nhưng ít ai hiểu được mình đang tạo một cảm giác không an toàn. Một hình ảnh hung dữ trong mắt trẻ, làm bé sợ hãi và rụt rè hơn sau này.
Chắc hẳn trước khi làm cha mẹ thì các bậc phụ huynh cũng chưa từng học được làm bố mẹ sao cho đúng. Giống như học sinh mới nhập học vậy. Thay vì làm trẻ sợ sệt, ảnh hưởng tâm lý sau này thì hãy dùng lời nói dịu dàng. Hành động nhẹ nhàng dạy bé, giúp bé cai mút tay, thậm chí những tật xấu sau này. Điều này sẽ có lợi cho phát triển tâm sinh lý của trẻ, làm trẻ mở rộng bản thân với cha mẹ.
Những ảnh hưởng của thói quen mút tay ở trẻ nhỏ
Mút tay có thể xem là bản năng bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu trẻ mút tay trong một thời gian kéo dài và không bỏ được sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
– Mút ngón tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi bú hoặc sau khi ăn.
– Trẻ mút tay khi bàn tay chưa được rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Lây qua đường tay – miệng như bệnh tay chân miệng, thủy đậu. Cúm, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
– Những trẻ có động tác mút tay mạnh, nhai tay có thể gây các tổn thương ở da ngón tay. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
– Mút tay trong thời gian kéo dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, ngón tay bị mút sẽ có hình dạng bất thường.
Nghiêm trọng hơn, ở những trẻ 5 – 6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Thói quen mút tay kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của vòm miệng. Và sự sắp xếp của răng, dẫn đến tình trạng một số tình trạng như lệch khớp cắn. Nhó phát âm, hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài), móm (một hàm bị tụt vào trong),…
Tật mút tay ở trẻ có nguy hiểm không?
Mút tay là hành động theo bản năng của trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh thường mút tay để tìm cảm giác an tâm như đang ở bên bầu sữa mẹ. Cũng giúp trẻ vượt qua cảm giác khi đói. Bình thường, khi trẻ lớn dần cũng sẽ dần chấm dứt tình trạng này. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và trẻ vẫn không bỏ được tật mút tay khi lớn lên. Thì sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tâm lý của trẻ.
– Trẻ dễ nôn, trớ khi mút tay, nhất là sau khi bú, ăn no.
– Dễ mắc bệnh chân – tay – miệng, nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi,… do vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dính vào tay bé trong khi trẻ mút tay cả ngày, ít được vệ sinh sạch sẽ.
– Tổn thương da, ăn mòn ngón tay, nhiễm trùng da vi khuẩn dễ xâm nhập vào vùng da bị trầy xước, tổn thương.
– Làm ngón tay có hình dạng bất thường bởi lúc mới sinh xương của trẻ còn yếu, dễ bị uốn nắn nên trẻ mút tay lâu có thể làm biến dạng xương ngón tay.
– Trẻ 5-7 tuổi vẫn còn mút tay có thể làm ảnh hưởng quá trình mọc răng, hỏng cấu trúc hàm như làm lệch khớp cắn, hô, móm,…; mắc các bệnh về răng miệng.
– Đến tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn giữ thói quen mút hoặc cắn ngón tay khi lo lắng, khi có chuyện cần suy nghĩ,… lâu dần có thể thành trở ngại tâm lý khiến trẻ ngại giao tiếp,…
Lời kết
Qua những chia sẻ trên, hẳn mẹ đã biết thêm một số cách trị tật mút tay cho bé rồi đúng không? Để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé.
Hy vọng những hướng dẫn của Trang Làm Đẹp về cách cai mút tay cho bé ở trên đây sẽ giúp ba mẹ có những cách thức phù hợp để dạy cho con không có thói quen mút tay. Chúc ba mẹ thực hiện thành công!