Khi mang thai, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là một phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Trong hành trình này, nhiều câu hỏi xoay quanh việc ăn uống đúng cách và lựa chọn thực phẩm. Một trong những thực phẩm thường xuyên được đặt ra câu hỏi là củ sắn – liệu bà bầu có nên ăn củ sắn hay không? Hãy cùng Minizon Kids tìm hiểu về lợi ích và những lưu ý quan trọng khi bà bầu tiêu thụ củ sắn trong hành trình mang thai.
Bà bầu có ăn được củ sắn không?
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng tốt đối sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, ăn sắn là không tốt cho mẹ bầu và thai nhi, nhất là trong thời kỳ đầu.
Nguyên nhân là do trong củ sắn có chứa hàm lượng cyanhydric-hợp chất dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá, trong đó có ngộ độc thực phẩm. Được biệt, chất này thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ và hai đầu của củ sắn.
Đồng thời, trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu còn khá yếu và có sức đề kháng tương đối yếu gây khó khăn trong việc loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể. Đây cũng là điều khiến phụ nữ mang thai rất dễ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn sắn.
Nói tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có được ăn củ sắn không” là không nên, cần hạn chế ăn thực phẩm này để tránh gây ra những tác hại không mong muốn cho mẹ và bé.
Những lợi ích của củ sắn
Sắn hay còn gọi là khoai mì, đây là loại củ khá phổ biến và được biết đến với hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Trong đó phải kể đến như tinh bột, chất đạm, chất béo cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nó mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể.
1. Giúp xương chắc khỏe hơn
Không chỉ có mang lại tác dụng bên ngoài mà củ sắn còn mang lại nhiều lợi ích từ bến trong. Chẳng hạn như tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp. Trong củ sắn có chứa hàm lượng lớn kali, phốt pho.
Đây cũng chính là 2 loại khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển của xương khớp. Vì thế, để có hệ xương khớp chắc khỏe, bạn hãy bổ sung thật nhiều sắn nhé.
2. Chăm sóc sức khỏe làn da
Từ xa xưa các bà các mẹ đã xem củ sắn như một loại thực phẩm vàng trong việc chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là giúp da trắng sáng, mịn màng. Được biết, trong củ sắn có hàm lượng nước và các khoáng chất dồi dào nên có tác dụng cấp ẩm, trị thâm nám, hỗ trợ làm sáng da. Còn chần chờ gì nữa mà chị em không thêm ngay củ sắn vào thực đơn trong các bữa ăn để sở hữu làn da khỏe, đẹp.
3. Hạn chế tình trạng táo bón
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón. Đồng thời, củ sắn lại chứa một lượng lớn chất xơ, điều này giúp tăng cường hoạt động tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón.
Ngoài ra, củ sắn còn giúp cần bằng chỉ số đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Tăng sức đề kháng
Củ sắn được xem là một trong những thực phẩm có hàm lượng Vitamin C cao. Ước tính, cứ mỗi 100g củ sắn thì có tới 40% axit ascorbic mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày.
Đồng thời, vitamin C có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút có hại, mang lại một cơ thể khoẻ mạnh, không bệnh tật.
5. Tốt cho hệ tiêu hoá
Được biết, thành phần của củ sắc có tính chất tương tự như bazơ kiềm. Điều này có tác dụng làm dịu, giảm tiết axit dạ dày,…
Từ đó, hạn chế được các nguy cơ hình thành nên bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Vậy nên, hãy bổ sung thật nhiều củ sắn để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh bạn nhé.
6. Giảm cân, cải thiện vóc dáng
Ngoài giúp làm đẹp da, củ sắn còn được biết đến với công dụng thần kỳ là hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng. Thành phần chủ yếu có trong củ sắn bao gồm nước, chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt chứa hàm lượng calo thấp. Điều này giúp cơ thể no lâu, hạn chế thèm ăn .Vì thế, nếu có ý định giảm cân chị em nhất định không thể bỏ qua củ sắn.
Cách ăn sắn đúng và an toàn
Để ăn sắn an toàn, công đoạn chế biến củ sắn vô cùng quan trọng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:
– Sửa sạch đất bám quanh củ sắn bằng bàn chải và rửa sắn dưới vòi nước chảy liên tục giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
– Gọt sạch vỏ: Vỏ sắn có chứa chất độc hại như hợp chất tạo ra xyanua.
– Ngâm sắn với nước trong vòng 40 – 60 phút để giảm lượng chất độc hại.
– Nấu chín kỹ sắn giúp giảm hoạt chất độc hại.
– Ăn sắn kèm thực phẩm chứa nhiều chất đạm giúp loại bỏ xyanua ra ngoài cơ thể.
– Kết hợp ăn sắn với một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng như: Protein (đạm), tinh bột (carbohydrate), mỡ (lipid), vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết.
Mặt khác, chuyên gia khuyến cáo một khẩu phần ăn hợp lý có chứa sắn với khối lượng 73 tới 113 gam. Không nên ăn quá nhiều sắn trong một ngày.
Lưu ý cho mẹ khi ăn sắn
Với câu hỏi mẹ bầu có bầu ăn củ sắn được không thì bên cạnh việc chế biến sắn đúng cách, mẹ bầu lỡ “thèm” ăn củ sắn cũng cần phải lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả bé con trong bụng:
– Chỉ nên ăn sắn luộc kỹ với một lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều và thường xuyên vì sắn có chứa nhiều calo nên có thể gây thừa cân và béo phì.
– Nên kết hợp ăn sắn chung với các loại thực phẩm khác đặc biệt là nhóm protein vì giúp loại bỏ độc tố, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nhất là với mẹ bầu thì chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, cần ăn đa dạng các loại thức ăn để cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Bạn không chỉ nên xem sắn là nguồn dinh dưỡng duy nhất.
– Các sản phẩm khác từ củ sắn như bột sắn sẽ an toàn hơn cho người dùng. Bạn có thể dùng bột sắn để chế biến nhiều món ăn ngon để thưởng thức.
Lời kết
Việc bà bầu ăn củ sắn là hoàn toàn khả thi và có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Củ sắn cung cấp một nguồn dồi dào các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, việc tiêu thụ củ sắn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản. Bà bầu nên luôn lắng nghe cơ thể mình và tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ có tiền sử về dị ứng thực phẩm hoặc các vấn đề sức khỏe đặc biệt.
Cuối cùng, mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng. Bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Việc ăn củ sắn có thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bà bầu, nhưng nên được kết hợp với các nguồn thực phẩm khác để bảo đảm sự cân đối và đa dạng.