12+ Bí quyết phục hồi sau sinh mổ cho mẹ nhanh chóng

Bí quyết tuyệt vời giúp mẹ bầu phục hồi sau sinh mổ là vô cùng cần thiết bởi vì sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và quá trình phục hồi sau sinh cho sản phụ không hề đơn giản chút nào. Sinh mổ gây mất máu nhiều và khả năng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản thường cao hơn so với sinh thường. Vì vậy, người mẹ sau khi sinh mổ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể để mau chóng hồi phục sức lực nuôi em bé. Hiểu rõ những khó khăn đó, Minizon Kids đã tổng hợp 12+ Bí quyết phục hồi sau sinh mổ cho mẹ nhanh chóng. Các mẹ cùng tham khảo ngay các bí quyết phục hồi sau sinh mổ ở bài viết dưới đây nhé.

cach-phuc-hoi-sau-sinh-mo

Chăm sóc vết mổ trong 24 tiếng sau phẫu thuật

Sau khi sinh mổ bằng phẫu thuật, các mẹ sẽ được đưa về phòng thường để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho quá trình hồi sức. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuốc mê, các mẹ vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị trướng hơi. Và khoảng tầm một tiếng sau sinh mổ các mẹ sẽ tỉnh táo hoàn toàn.

1. Chăm sóc vết mổ trong 12 tiếng sau sinh mổ

12 tiếng sau khi sinh mổ mẹ có thể bắt đầu ăn uống bình thường trở lại. Tuy vậy, mẹ vẫn bị đầy hơi do hệ tiêu hóa giờ đây hoạt động có phần chậm lại. Các mẹ cố gắng đứng dậy và đi dạo quanh phòng sẽ làm giảm hiện tượng này. Thời gian đầu việc đi nặng sẽ khó khăn và gây đau nhiều cho các mẹ nên các ba đừng ngại mà hãy luôn ở bên động viên và chia sẻ với các mẹ nhé!

2. Chăm sóc vết mổ trong 24 tiếng sau sinh mổ

– Các mẹ có thể bắt đầu ăn đồ nhẹ như súp, canh. Bữa cuối cùng của ngày thứ 2 sau sinh, mẹ sẽ được phép ăn nhiều hơn một chút nhưng vẫn là đồ ăn thích hợp cho người sinh mổ.

– Mẹ nên thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí Cách này sẽ giúp mẹ không bị dính ruột, tắt tĩnh huyết mạch.

– Sau khi rút ông thông tiểu, mẹ có thể đi tiểu tiện mặc dù có thể gây đau cho mẹ. Các mẹ hãy yêu cầu y tá giúp mẹ về vấn đề này để đảm bảo an toàn nhé.

– Mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, đồng thời nó cũng giúp mẹ hạn chế bị cức sữa khi sữa về. Trường hợp gặp khó khăn khi cho con bú, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các y bác sĩ.

– Mẹ nên đứng dậy và đi lại quanh phòng đều đặn để cơ thể quen lại dần sau cơn đau mổ. Sự di chuyển nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho sự phục hồi và ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa nó còn tránh cục máu đông trong cơ thể. Mẹ nên nhẹ nhàng massage chân và cử động các ngón chân để giúp máu lưu thông tốt.

cham-soc-vet-mo-sau-sinh

Các lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau khi sinh

Tuần đầu tiên sau sinh mổ, vì vết mổ chưa khô nên cần chăm sóc để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra mẹ sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh.

Sang ngày thứ 3 khi sinh mổ, bác sĩ có thể mở băng và để khô vết mổ. Và một số điều mẹ cần lưu ý lúc này là:

– Các mẹ lưu ý tuyệt đối không để nước thấm ướt vùng vết mổ, vì có thể gây đau, xót hoặc nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách

– Nếu mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ nữa. Tuy nhiên, đối với những mẹ khâu vết mổ bằng chỉ thường cần hỏi bác sĩ về thời gian rút chỉ và những điều cần lưu ý trong khẩu phần ăn khi chưa tháo chỉ.

– Tắm nhanh chóng, và tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm để giảm tình trạng vết mổ bị ướt

– Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh lên vết mổ khi chưa có sự hướng dẫn chính thức từ bác sĩ.

– Nên lau người bằng nước ấm

Sau thời gian 1 tuần khi sinh mổ, mẹ có thể ăn uống, và sinh hoạt gần như bình thường trở lại. Do vậy, nếu hiểu biết về cách phục hồi sau sinh mổ sẽ giúp quá trình này diễn ra tốt hơn.

12+ Cách phục hồi sau sinh mổ cho mẹ nhanh chóng

Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn đầy chất dinh dưỡng và hợp lý sau phẫu thuật rất quan trọng. Đặc biệt sản phụ sinh mổ cần có nhiều hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là 12+ Cách hồi phục sau sinh mổ cho mẹ nhanh chóng.

1. Hồi phục sau sinh mổ bằng cách kiên nhẫn với các chức năng của cơ thể

Sinh mổ có thể ảnh hưởng một số chức năng của cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Bộ phận “đình công” đầu tiên có thể là bàng quang, và mẹ có thể cảm thấy ngay sau khi sinh. Các mẹ sau khi sinh mổ thường gặp khó khăn khi đi tiểu.

Lý do cho tình trạng này là vì, trong suốt ca mổ, bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi mà chưa được thoát ra. Vậy nên mẹ sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt các khí dư này. Nếu gặp khó khăn trong việc đại tiện, mẹ nên nói với bác sĩ, y tá chăm sóc để được hỗ trợ phù hợp.

2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ

Sau khi sinh xong, mẹ đều có những trạng thái cảm xúc khác nhau, thậm chí là cảm xúc tiêu cực. Việc này dần dần có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Do đó, các mẹ hãy chủ động giải tỏa tâm lý bằng cách người thân hoặc bạn bè. Hoặc các mẹ cùng nên dành thời gian hàng ngày để vui chơi cùng con. Mẹ có thể thực hiện các hoạt động lành mạnh khác để cảm thấy tốt hơn.

cham-soc-sua-khoe-cua-me-sau-sinh

3. Dùng men tiêu hóa hoặc ăn thực phẩm lên men

Kháng sinh được dùng trong ca mổ có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non và ruột già của người mẹ. Nó làm gia tăng tiết chất nhầy và tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già. Các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn, thậm chí là tiêu chảy có thể xuất hiện khi mẹ sinh mổ. Do đó, mẹ cần tham khảo việc sử dụng men vi sinh (men tiêu hóa) hoặc các lợi khuẩn. Lợi ích của các thực phẩm lên men này chủ yếu là giúp góp phần làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó bảo vệ hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy sau sinh, giúp mẹ hồi phục sau sinh mổ nhanh hơn.

4. Phục hồi sau sinh mổ: Tránh thực phẩm gây viêm

Các thực phẩm gây viêm bao gồm thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm chiên rán. Mẹ cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này vì chúng không tốt cho quá trình lành sẹo mổ. Ngoài ra, thực phẩm gây viêm còn làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ. Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng đặc biệt như gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng..

Mà các mẹ nên sử dụng các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh và các loại hạt. Các thực phẩm giàu axit amin cũng giúp phục hồi sức khỏe sau sinh mổ cho người mẹ.

5. Mẹo phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng: Đi bộ

Sau sinh mổ, mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình đi lại. Đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể được hồi phục nhanh hơn. Cụ thể, nó giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu. Bên cạnh đó, đi bộ cũng có rất nhiều tác dụng khác như làm giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Mẹ nên tập bắt đầu đi bộ ngắn khoảng 15- 30 phút mỗi ngày. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Đây cũng là cách để hồi phục sau sinh mổ nhanh chóng mẹ nhé.

6. Phục hồi sau sinh mổ bằng thuốc giảm đau

Sau khi sinh mổ, có khoảng hơn 60% người mẹ bị đau ở vết thương. Ngoài cảm giác đau vết mổ, mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và các tình trạng đau vùng đáy chậu. Lúc này mẹ cần sự trợ giúp của các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm hồi phục sau sinh mổ.

7. Nằm nghiêng khi ngủ, nghỉ ngơi hợp lý

Lưu ý để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi. Việc nằm nghiêng khi cho con bú sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau do tử cung co lại. Đồng thời giảm cảm giác buồn nôn và đau đầu. Mặc khác, nằm nghiêng khi ngủ tạo cảm giác thoải mái. Và đặc biệt hạn chế được những va chạm với vết mổ.

8. Giảm đau sau sinh mổ với sự hỗ trợ của gối

Gối mền và độ to vừa phải, mềm, êm nên khi ôm gối sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn. Chèn nhiều gối xung quanh khi ngủ để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường.

Khi cho bé bú, nếu mẹ dùng gối kê đỡ, bé sẽ được ở sát bụng và gần vú mẹ hơn. Đó cũng là cách để bé học cách bắt núm vú chuẩn xác hơn, đồng thời, lúc cho bé bú mẹ ngồi cũng đỡ đau mỏi lưng sau khi sinh hơn.

9. Chống táo bón để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh mổ

Sau sinh mẹ đi tiêu chậm thường là do nội tiết tố dao động. Chế độ ăn uống không đủ chất lỏng hoặc chất xơ cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, thuốc gây mê được sử dụng trong khi phẫu thuật và tình trạng mất nước có thể dẫn đến táo bón sau khi sinh, đặc biệt đối với các mẹ đang cho con bú.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên uống thêm nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ và sắt. Một số đơn thuốc làm mềm phân an toàn cũng có thể giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này nhé.

10. Không quá áp lực với việc nuôi con bằng sữa mẹ

Dòng sữa mẹ ngọt lành mang đến cho con những dưỡng chất bổ dưỡng, bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ. Tuy nhiên, tất cả những thuận lợi này chỉ có được khi trẻ sinh nở qua đường âm đạo. Còn với trẻ sinh mổ, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình tiết sữa.

Do đó, nếu sữa non về chậm, mẹ hãy cứ thư giãn, từ từ rồi sữa cũng sẽ về. Để hỗ trợ, mẹ có thể dùng sữa sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh trong lúc chờ sữa non về. Các chuyên gia đã phát triển một thành phần đặc biệt – Synbiotic vào trong những sản phẩm sữa công thức. Chất này giúp vi khuẩn có lợi phát triển, dần hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

11. Phục hồi sau sinh mổ: Cần chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng

Có khoảng 33% trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh có thể phòng ngừa được. Do đó, mẹ cần nâng cao ý thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn khi mổ lấy thai.

Tình trạng nhiễm khuẩn là vết mổ sau sinh có dấu hiệu mưng mủ. Ngoài ra, mẹ bị nhiễm khuẩn vết mổ có thể bị sốt, đau bụng, sản dịch đục và có mùi hôi, ra huyết âm đạo bất thường và tiêu chảy. Mẹ muốn phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh thì đừng quên chú ý các dấu hiệu này nhé.

12. Dùng băng vệ sinh thay cho tampon

Hiện tượng ra sản dịch cũng xảy ra ở hầu hết các mẹ sau sinh mổ. Đây là tình trạng bình thường nhưng mang lại những cảm giác khó chịu cho sản phụ. Sử dụng băng vệ sinh để thấm hút dịch là một cách hay. Mẹ lưu ý không nên dùng các loại thụt rửa hoặc tampon vì có thể gây nhiễm trùng khi hậu sản. Các mẹ mới sinh mổ bị ra huyết nhiều và hôi hoặc bị sốt cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Những điều mẹ nên tránh sau khi sinh mổ

– Quan hệ tình dục, cho đến thời điểm an toàn, cơ thể phục hồi hoàn toàn. (ít nhất là sau 6 tuần sau khi sinh mổ). Mẹ xem thêm bài viết quan hệ sau sinh và những điều sản phụ cần ghi nhớ để có sự hồi phục an toàn mà vẫn giữ được “lửa hôn nhân” nhé.

– Liên tục sử dụng cầu thang bộ vì có thể gây hậu sản, bục vết mổ.

– Tập thể dục quá sức, nâng vật nặng

– Sử dụng tampon hoặc thụt rửa

– Dùng bể bơi công cộng hoặc bồn tắm nước nóng.

dieu-me-nen-tranh-sau-sinh-mo

Những dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý sau sinh mổ

Nếu sau sinh mổ có các hiện tượng dưới đây. Các mẹ nên đi khám ngay lập tức để tránh những rủi ro xảy ra.

– Sốt cao trên 38 C

– Đau đầu dữ dội

– Đau rát vùng bụng

– Âm đạo có mùi hôi rất khó chịu

– Vết mổ đau nhức kéo dài

– Tử cung co thắt dữ dội

– Khó đi tiểu

– Cảm thấy lo lắng, buồn bã,… trầm cảm

– Có dấu hiệu cho thấy vết mổ bị vỡ: chảy máu, máu rỉ ra từ vết mổ

– Đau bắp chân dữ dội, kèm theo sưng và tê ở bàn chân

– Khó thở

Lời kết

Phục hồi sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn của người mẹ. Bản thân mỗi bà mẹ cũng nên cẩn trọng về sức khỏe của mình. Ngay cả những bà bầu khỏe mạnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Mong rằng bài viết này của Minizon Kids đã cung cấp những mẹo nhỏ cho mẹ để hồi phục sức khỏe sau sinh hiệu quả hơn.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *