Mang thai đôi là gì? Dấu hiệu mang thai đôi sớm chuẩn nhất

Khi phụ nữ bắt đầu hành trình mang thai, việc cảm nhận và nhận biết dấu hiệu mang thai đôi sớm có thể là một trải nghiệm hết sức quan trọng và thú vị. Các dấu hiệu này không chỉ mang đến niềm vui gấp đôi mà còn là một cơ hội để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống mới sắp bắt đầu. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, một số biểu hiện đặc trưng xuất hiện sớm hơn. Làm cho bà bầu cảm thấy kích thích và lo lắng đồng thời.

Tuy nhiên, siêu âm vẫn là cách chính xác nhất để xác định số lượng thai nhi. Hãy cùng Minizon Kids tìm hiểu về những dấu hiệu mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

Mang thai đôi là gì?

Mang thai đôi là gì?

Mang thai đôi là hiện tượng có hai em bé đang tồn tại cùng một lúc trong bụng mẹ. Đây là một trường hợp hiếm gặp khi mang thai. Vì thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có một quả trứng được giải phóng mà thôi. Nên sau khi trứng được thụ tinh. Và phát triển thành phôi thì sẽ chỉ có một em bé được chào đời.

Dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất

Mỗi mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu mang thai đôi hay dấu hiệu mang thai song sinh khác nhau nhưng phổ biến là:

1. Nồng độ hCG cao

Nồng độ hCG cao

Nồng độ hCG trong máu và nước tiểu cao hơn bình thường là một trong những dấu hiệu mang thai đôi sớm. Và thường được phát hiện trong 2 tuần đầu tiên. HCG là một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai và được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu.

2. Ốm nghén nặng

Tình trạng ốm nghén nặng xuất hiện trong ba tháng đầu tiên và có liên quan đến nồng độ β-hCG trong máu. Phụ nữ mang thai đôi, thai ba hay đa thai thường bị buồn nôn. Và nôn nhiều hơn so với bình thường. Không những vậy, tình trạng này còn có thể kéo dài lâu hơn. Và thường giảm bớt khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai.

3. Trực giác

Đôi khi, bạn sẽ hoàn toàn không có dấu hiệu mang thai đôi nào hết. Hoặc cũng có thể bạn chỉ có các dấu hiệu bình thường khi mang thai. Như mệt mỏi, buồn nôn, nôn và chuột rút. Những lúc như vầy, bạn có thể nhận biết được mình mang thai đôi dựa trên trực giác của bản thân. Và tất nhiên, điều này không phải đúng với mọi bà mẹ.

4. Tăng cân quá nhanh

Việc tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn mang thai đôi. Khi mang thai, việc tăng cần là chuyện bình thường. Tuy nhiên khi mang song thai thì quá trình tăng cân sẽ nhân đôi. Phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng khoảng 16-25 kg. Cân nặng này bao gồm cân nặng của bé, nước ối, chất béo dự trữ, nhau thai,… Sự tăng cân sẽ thể hiện rõ rệt nhất qua những giai đoạn:

Mẹ mang thai đôi tăng cân nhanh

– 3 tháng đầu, mẹ bầu tăng từ 2-3kg.

– Trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu tăng 0.5-0.7kg/tuần.

– Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu tăng từ 0.5-1kg/tuần.

– Bụng to bất thường

Mang thai đôi không chỉ khiến cân nặng mẹ tăng nhanh mà còn kích thước vòng bụng cũng tăng bất thường. Mẹ bầu phải chuẩn bị không gian cho 2 thai nên bụng sẽ phình hơn so với mang thai đơn. Đây cũng là một dấu hiệu thấy rõ mà mẹ bầu có thể quan sát.

Việc mang thai đôi sẽ khiến không gian bụng chật chội, dịch ối chèn ép. Lên cơ quan khác có thể dẫn đến khó thở, tức ngực, đau bụng dưới,…

5. Đi tiểu thường xuyên

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên. Nguyên nhân là do quá trình bài tiết diễn ra nhanh, túi tiểu bị chèn ép. Số lần đi tiểu của mẹ bầu mang thai đôi sẽ nhiều hơn. Tần suất này ngày càng dày, nhất là ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

6. Ốm nghén nặng

Ốm nghén là một dấu hiệu điển hình của người mang thai. Ốm nghén có liên quan đến nồng độ hormone beta-HCG trong máu. Khi nồng độ này càng cao thì khả năng mẹ bị ốm nghén nặng hơn.

Đối với mẹ bầu mang song thai, nồng độ hormone này sẽ gấp đôi so với mang thai bình thường. Nên tình trạng nghén sẽ nhiều hơn, nhất là trong 2 tuần đầu. Thời gian ốm nghén mà mẹ bầu phải chịu cũng kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 thì tình trạng ốm nghén được thuyên giảm.

7. Mệt mỏi

Quá trình mang thai kết hợp với ốm nghén sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề và kiệt sức. Việc nuôi 2 bào thai phát triển yêu cầu người mẹ phải liên tục bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn máu cho thai nhi. Chính điều này cũng khiến cho mẹ trở nên mệt mỏi hơn.

Mệt mỏi

Khi mang thai đôi, tình trạng đau lưng, đau vú sẽ diễn biến nặng hơn. Tình trạng mất ngủ thường xuyên xảy ra khiến mẹ xuống sức. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để người mẹ lấy lại sức, giúp quá trình mang thai đôi dễ dàng hơn.

8. Thai cử động sớm và tần suất nhiều hơn

Sự cử động của thai nhi tác động lên thành bụng là một niềm hạnh phúc của người mẹ trong quá trình mang thai. Khi mang song thai, 2 bé sẽ có tần suất cựa quậy nhiều hơn. Và sẽ cử động sớm hơn so với mang thai đơn. Đây cũng là một dấu hiệu để mẹ biết mang thai đôi từ sớm.

9. Huyết áp cao

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu mang thai đôi thường có huyết áp tâm trương thấp hơn. Nhưng sau đó lại tăng lên rất nhanh. Do đó, trường hợp mang thai đôi thường dễ gặp phải nhiều biến chứng thai kỳ hơn. So với mang thai đơn.

10. Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn

Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, khi mang thai đôi, thai nhi sẽ cử động sớm và thường xuyên hơn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh dấu hiệu này.

11. Khó thở

Khó thở

Thông thường khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở do lượng nước ối tích tụ. Chèn ép và đè lên các cơ quan khác. Đối với trường hợp mang thai đôi, mẹ bầu dễ mắc phải triệu chứng này hơn.

Nguyên nhân mang thai đôi

Theo số liệu thống kê trong vài năm gần đây cho thấy, đối với phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 20 tuổi. Tỷ lệ sinh đôi khác trứng vào khoảng 0.3%; ở độ tuổi trên 30 tuổi là 1.4%. Cứ 100 mẹ bầu thì có 5 mẹ mang thai đôi.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng mai thai đôi:

– Sử dụng nhiều Vitamin B9: Việc sử dụng nhiều Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic. Là một trong những nguyên nhân gây ra mang thai đôi. Axit folic có nhiều trong rau xanh, đậu hạt, quả lê, các loại trái cây, thịt bò và thực phẩm lên men. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 176 mẹ bầu sử dụng axit folic hàng ngày thì có 1 mẹ mang thai đôi.

– Sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm: Trong phương pháp thụ tinh ống nghiệm, các bác sĩ sẽ cùng lúc chuyển nhiều phôi vào tử cung. Để tăng khả năng mang thai, điều này cũng gây ra hiện tượng mang thai đôi.

– Mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi: Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mang thai đôi ở phụ nữ trên 35 tuổi. Hoặc đã từng sinh 5 con, cao hơn nhiều so với người bình thường. Do ở độ tuổi này, cơ thể phụ nữ có thể giải phóng nhiều trứng cùng lúc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sắc tộc: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, phụ nữ châu Phi có tỷ lệ mang thai đôi. Cùng trứng cao hơn so với phụ nữ châu Á. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh đôi ở người dân tộc thiểu số cũng ở mức rất cao.

Cơ chế mang thai đôi

Trong thai kỳ, khi cùng lúc có 2 thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ bầu thì được gọi là thai đôi.

Thông thường, quá trình thụ tinh diễn ra giữa 1 trứng được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt và 1 tinh trùng. Sau đó hình thành 1 phôi thai, sinh ra 1 em bé. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt dẫn đến việc mang thai đôi:

Cơ chế mang thai đôi

– Trường hợp 1: Có 2 trứng được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng. Tạo thành 2 phôi thai phát triển trong tử cung và tạo thành thai đôi. Trường hợp này gọi là sinh đôi khác trứng. Hai em bé sinh đôi khác trứng. Khi được sinh ra có thể giống nhau ở 1 vài đặc điểm. Tuy nhiên đa phần là khác nhau cả về hình thể lẫn đặc điểm sinh lý.

– Trường hợp 2: 1 trứng và 1 tinh trùng tham gia thụ tinh. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của quá trình phân chia, có 2 hợp tử được tạo thành. Phát triển độc lập và hình thành 2 phôi thai cấy vào tử cung, dẫn đến thai đôi. Trường hợp này gọi là sinh đôi cùng trứng. Hai em bé sinh đôi cùng trứng có rất nhiều đặc điểm giống nhau về hình thể. Ngoài ra, cũng có những mối liên hệ về tâm sinh lý nhưng chưa được kiểm chứng hoàn toàn.

Thai đôi cùng trứng và khác trứng

Có 2 trường hợp mang thai đôi: Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Hai trường hợp này khác nhau như thế nào?

1. Sinh đôi cùng trứng

Trong trường hợp này, chỉ có 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình phân chia, có 2 hợp tử được tách ra và phát triển độc lập. Hai hợp tử này hình thành 2 phôi thai, cấy vào tử cung và tạo thành 2 bào thai khác nhau.

Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thai đôi cùng trứng ở mức khá thấp. Và chỉ chiếm khoảng ⅓ trên tổng số ca mang thai đôi. Hai em bé sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau về giới tính và ngoại hình. Bên cạnh đó, ADN của 2 em bé sinh đôi có thể giống nhau tới 100%.

2. Sinh đôi khác trứng

Sinh đôi khác trứng

Trường hợp sinh đôi khác trứng, cùng một lúc có 2 trứng được thụ tinh bởi 2 tinh trùng. Kết quả là hình thành 2 phôi trong tử cung, tạo thành thai đôi. Hai em bé sinh đôi khác trứng có thể giống nhau ở một số điểm. Tuy nhiên đa số đều khác nhau về giới tính và ngoại hình.

Bên cạnh đó, 2 trẻ sinh đôi khác trứng cũng sẽ có khác biệt về mặt di truyền. Cấu trúc ADN cũng chỉ giống nhau khoảng 50%.

Bà bầu mang thai đôi tăng cân như thế nào?

Những bà bầu mang thai đôi sẽ tăng cân nhanh hơn so với bình thường. Theo các bác sĩ, những bà mẹ mang thai đôi sẽ tăng trung bình từ 16 đến 25kg. Trong đó, khoảng 4,5 đến 5,5 kg sẽ là cân nặng của các bé. Phần còn lại sẽ là nước ối, máu, nhau thai, chất béo dự trữ…

– Sau khi sinh, bà bầu mang thai đôi sẽ giảm từ 10 đến 13 kg trong 2 đến 5 tuần. Như vậy, sau khi mang thai và sinh con xong. Trung bình bà bầu sẽ tăng thêm từ 5,5 đến 7 kg so với thời điểm trước khi mang thai.

– Bà bầu song thai 3 tháng đầu sẽ tăng từ 2 đến 3 kg. Cũng có trường hợp mẹ bị giảm cân do ốm nghén nghiêm trọng. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo các bé cưng được cung cấp đủ dinh dưỡng.

– Tam cá nguyệt thứ hai là lúc bà bầu tăng cân nhiều nhất, thường là từ 0,5 đến 0,7 kg mỗi tuần. Ở giai đoạn này, bà bầu. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, canxi, protein và tinh bột.

– Trong tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 1 kg mỗi tuần. Ở tuần thai thứ 32, mỗi bé sẽ nặng khoảng 1,8 đến 2 kg. Bụng rất to và việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn hơn.

Việc nhận ra bản thân sẽ chào đón cặp song sinh nhờ những dấu hiệu. Mang thai đôi hẳn sẽ là một khoảnh khắc cực kỳ thú vị cho bạn và người thân. Nếu bạn còn có những băn khoăn về quá trình mang thai đôi nhưng chưa biết hỏi ai. Vậy đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai song sinh?

Dưới đây là bảng chỉ ra mức tăng cân cần thiết khi mang thai theo chỉ số BMI của bà mẹ đang mang thai dù trong trường hợp mang thai đôi:

Cân nặng trước khi mang thai Chỉ số cơ thể (BMI) Mức tăng cân cần thiết (kg)
Thiếu cân <18.5 13 – 18
Bình thường 18.5 – 24.9 11 – 16
Thừa cân 25 – 29.9 7 – 11
Béo >=30 5 – 9

Các triệu chứng trong thời kỳ mang thai song sinh

Một số phụ nữ có thể biết được họ mang thai song sinh ngay cả khi chưa xét nghiệm. Dấu hiệu mang thai đôi xuất phát từ việc họ có thể mơ, suy nghĩ hoặc có niềm tin về điều đó.

Một số phụ nữ thông báo việc mang thai song sinh cho chồng, người thân, gia đình hoặc bạn thân để họ sẽ không bất ngờ khi việc mang thai song sinh được xác nhận.

Cảm giác buồn nôn từ sớm trong quá trình mang thai. Đôi khi rất khó khăn cho các bà bầu khi phải chịu đựng cảm giác này.

Các triệu chứng trong thời kỳ mang thai song sinh

Không có khả năng hấp thu một số loại thức ăn, không chịu được mùi vị của một vài thực phẩm thường là các loại thịt, hải sản, cà phê và trà.

Kích thước của tử cung trong thời gian này cho thấy có khả năng bà mẹ mang thai song sinh.

Ngực căng lớn.Vì vậy, thay vì mặc áo ngực như bình thường, một số bà bầu sẽ mặc áo mảnh hoặc áo ngực không có quai để dễ chịu hơn.

Muốn đi tiểu nhiều hơn là triệu chứng sớm nhận biết mang thai. Điều này càng rõ ràng hơn đối với các bà bầu mang song thai.

Hoàn toàn kiệt sức và cảm giác không thể chịu nổi mỗi ngày cũng là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng càng rõ hơn ở trường hợp mang thai song sinh.

Hàm lượng hCG có thể được phát hiện sớm khi xét nghiệm nước tiểu. Ngay trước khi bị trễ kinh nguyệt, mức độ nó đã được xác định trên que thử thai. Đối với phụ nữ, những người đã trải qua sự hỗ trợ khả năng sinh sản, xét nghiệm máu có thể thấy nồng độ tăng cao của HCG sau khi thụ thai.

Nguy cơ khi mang thai đôi

Dưới đây là một số nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai đôi:

1. Dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Khi mang thai đôi, hormone của nhau thai tăng lên gấp đôi. Điều này làm quá trình sản xuất insulin bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, nhu cầu cung cấp đường của bà mẹ mang thai đôi cũng cao hơn. Do đó tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đôi cũng sẽ cao hơn so với mang thai đơn.

2. Dễ mắc hội chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là hội chứng rối loạn huyết áp của mẹ bầu. Thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, gồm các biểu hiện: tụt huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hội chứng này có thể xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn đối với trường hợp mang thai đôi.

Có một số trường hợp mẹ bầu mắc tiền sản giật thể nặng, nguy cơ sinh non sẽ cao hơn.

3. Có nguy cơ sinh non

Theo các số liệu thống kê, hơn 50% trường hợp sinh non trong số các bà mẹ mang thai đôi. Thông thường các em bé sinh đôi được chào đời khi đạt mốc 37 tuần tuổi của thai kỳ. Vì đây là thời điểm dễ gặp biến chứng thai chết lưu.

Có nguy cơ sinh non

Trong trường hợp mẹ mang thai đôi nhưng chỉ có 1 bánh rau. Thời gian sinh em bé có thể sớm hơn, vào khoảng tuần thứ 34 – 36 của thai kỳ.

Tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà thời gian sinh em bé sẽ được thay đổi. Nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4. Tỷ lệ sinh mổ ca

Các mẹ mang thai đôi thường ít có khả năng sinh thường do các biến chứng như tiền sản giật, đái đường thai kỳ…

Bên cạnh đó, mang thai đôi cũng làm cho túi nước ối căng hơn, gây ra những bất thường ngôi thai. Gồm: ngôi ngang, ngôi thai ngược… Cần phải thực hiện phương pháp mổ để lấy em bé.

Lưu ý trong sinh hoạt khi mang thai đôi

Để quá trình mang thai đôi diễn ra thuận lợi và ít biến chứng nhất, các mẹ bầu nên tuân thủ một số lưu ý sau đây:

1. Ăn uống khoa học

Mẹ mang thai đôi cần cung cấp 2700kcal mỗi ngày để nuôi dưỡng 2 thai nhi. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng cần được đặc biệt lưu ý. Thực đơn hàng ngày cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn, ưu tiên các thực phẩm giàu sắt. Để bổ sung máu và ổn định huyết áp như: các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc… Bổ sung thêm thực phẩm có chứa nhiều axit folic. Như măng tây, rau cải để phòng tránh các dị tật bẩm sinh có thể có ở em bé.

2. Khám thai định kỳ

Mẹ mang thai đôi cần duy trì lịch khám thai định kỳ. Để các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện những dấu hiệu. Bất thường ở mẹ bầu và thai nhi, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

Khám thai định kỳ

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong suốt thai kỳ, mẹ mang thai đôi sẽ được khuyến khích sử dụng. Các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như vitamin D, canxi, kẽm… Mọi thông tin liên quan đến loại thuốc và liều lượng sử dụng cần được sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ.

3. Khâu cổ tử cung

Nhiều mẹ bầu được chỉ định khâu cổ tử cung khi phát hiện mang thai đôi. Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng cổ tử cung của người mẹ mở sớm hơn, hạn chế nguy cơ sinh non.

Mấy tuần siêu âm biết thai đôi?

Siêu âm là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán mang thai đôi. Thế nhưng, khi nào siêu âm biết sinh đôi? Tuần thứ mấy thì biết thai đôi?

– Theo kinh nghiệm mang thai đôi được chia sẻ, thời gian tốt nhất để chẩn đoán là trong ba tháng đầu. Nếu bác sĩ nhìn thấy hai nhau thai riêng biệt khi siêu âm sinh đôi, chắc chắn là bạn đã mang thai đôi.

– Bạn có thể phát hiện mình mang thai đôi ngay từ lần khám thai đầu tiên, khoảng tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này sẽ được khẳng định. Chắc chắn hơn ở tuần 10 – 12 của thai kỳ do ở thời điểm này bác sĩ mới có thể thấy rõ ràng hình thái và tim thai.

Ngoài siêu âm, còn có cách nhận biết mang thai đôi thông các phương pháp như:

– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe tim thai. Để xác định nhịp tim thai nhi trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20. Nếu khi nghe tim thai, bác sĩ phát hiện có nhiều hơn 1 nhịp tim thì bạn cần làm siêu âm để xác nhận số phôi thai.

– Chụp cộng hưởng từ: Nếu nghi ngờ chẩn đoán kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để hỗ trợ. Nhiều người sợ việc chụp MRI có thể gây hại trong thai kỳ. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã khẳng định chụp MRI trong ba tháng đầu mang thai là điều an toàn. Tuy nhiên, nếu có ý định làm xét nghiệm này, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến quá trình mang thai đôi mà Minizon Kids muốn cung cấp tới các mẹ bầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bầu đang mang song thai có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thật sự thoải mái.

Minzon Kids chúc bạn luôn thành công và mạnh khỏe nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *