Nhiều bậc phụ huynh cùng có chung thắc mắc là có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không. Trên thực tế núm vú giả có những lợi ích và nguy cơ nhất định. Nếu cha mẹ quyết định cho bé sử dụng ti giả. Thì cần phải tìm hiểu cách sử dụng hợp lý. Và phòng tránh các nguy cơ do loại vật dụng này gây nên.
Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, Minizon Kids sẽ chia sẻ đến cha mẹ rõ ràng nhất qua bài viết sau nhé!
Núm ti giả là gì?
Ti giả hay còn được gọi là tu ti là loại núm ti làm từ chất liệu cao su, chất dẻo. Hoặc silicone an toàn cho trẻ sơ sinh ngậm. Dạng tiêu chuẩn của nó có một núm vú, lá chắn miệng và tay cầm đủ lớn. Để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt phải.
Ưu và nhược điểm của ti giả
– Ưu điểm: Ti giả giúp bé đỡ quấy khóc, cho bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn, hạn chế thói quen mút tay,… Trong thời gian mẹ làm một số việc khác
– Nhược điểm: Trẻ phụ thuộc vào ti giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng. Không khí sẽ theo hành động mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi. Ngoài ra, ngậm ti giả trong thời gian dài còn làm cho hàm răng trẻ không khít.
Minizon giới thiệu đến mẹ các dòng ti giả sẵn hàng:
- Ti giả cao cấp BIBS Đan Mạch
- Ti giả cao su Frigg Đan Mạch
- Ti Giả Avent Ultra Air
- Ti Giả/Ti Ngậm Pigeon FunFriends
Mẹ có nên cho bé ngậm ti giả không?
Có nên sử dụng núm ti giả cho bé hay không khiến nhiều bà mẹ không khỏi thắc mắc. Cùng điểm qua một số thông tin cần thiết dưới đây nhé!
1. Lợi ích khi cho bé ngậm ti giả đúng cách
– Giảm nguy cơ SIDS: Khi ngủ, bé có thể úp mặt xuống gối, chăn che kín mặt,… dẫn đến bị ngạt. Sử dụng ngậm ti giả lúc ngủ có thể ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Bởi lỗ thông hơi trên núm ti giả sẽ truyền không khí liên tục cho bé
– Đáp ứng phản xạ bú: Trẻ sơ sinh có thể bú liên tục ngay cả khi đã no bụng. Trong tình huống này, mẹ có thể cho bé ngậm ti giả ngoài giờ ăn. Để ngăn ngừa tình trạng bé không có ti sẽ mút tay
– Giúp bé tự làm dịu mình: Ngậm ti giả có thể giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc, thư giãn. Và cảm thấy an toàn hơn
2. Ảnh hưởng khi cho bé ngậm ti giả không đúng
– Ảnh hưởng đến việc cho con bú: Mẹ không nên cho bé sử dụng ti giả quá sớm. Vì nếu cho bé ngậm ti giả sớm rất dễ ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ của bé. Khiến bé từ chối núm vú thật
– Các vấn đề về tai: Việc cho trẻ sơ sinh sử dụng ti giả có thể tăng gấp đôi khả năng bị nhiễm trùng tai. So với những đứa trẻ khác.
– Các vấn đề về răng: Mẹ không nên cho bé ngậm ti giả lâu dài (trước khi 2 tuổi). Từ 2 tuổi trở đi, nếu tiếp tục cho bé ngậm ti giả sẽ khiến bé gặp các vấn đề về răng nghiêm trọng. Răng cửa bên trên và bên dưới của bé có thể bị mọc nghiêng.
Theo các chuyên gia nhi khoa, việc cho bé ngậm ti giả khi ngủ. Giúp bé dễ ngủ và làm giảm nguy cơ đột tử. Thế nhưng việc có nên bé ngậm ti giả hay không thì bạn cần cân nhắc. Bởi việc này có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào ti giả. Điều đó có nghĩa là bé sẽ không chịu ngủ nếu không có ti giả. Ngoài ra, bạn cũng cần biết một số tác hại ngậm ti giả:
Ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào. Tác dụng của ti giả chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ. Do đó, nếu bé muốn bú mẹ mà bạn lại cho bé ngậm ti thì hoàn toàn không tốt.
Việc dùng núm vú giả có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Dù ti giả giúp bé dễ ngủ nhưng nếu ti bị rơi trong lúc ngủ. Khiến bé sẽ thức dậy và quấy khóc. Mẹ sẽ phải thức dậy, đặt ti giả vào miệng lại cho bé và dỗ cho bé ngủ tiếp.
Bé mấy tháng tuổi thì nên dùng núm vú giả?
Theo các bác sĩ, mẹ không nên cho con dùng khi bé mới sinh cho đến 3-4 tuần đầu. Trong giai đoạn đầu, bé cần tiếp xúc và bú vú mẹ. Để tập làm quen và giúp mẹ kích sữa về nhiều hơn. Khi trẻ từ 6-8 tuần, lượng sữa bú tăng lên và dễ đói. Hay mè nheo, mẹ có thể bắt đầu cho con ngậm ti giả.
Để trẻ ngậm vú giả, mẹ cũng cần phải dạy trẻ từ từ. Lý do là lúc mới ngậm trẻ sẽ rất hào hứng. Nhưng sau một hồi mút không ra giọt sữa nào, con sẽ cáu gắt. Vì thế, mẹ chỉ cho trẻ ngậm ti giả trong trường hợp mẹ đang chuẩn bị sữa bình cho bé bú. é bú đã no nhưng vẫn đòi bú tiếp, bé đòi ngậm vú để ngủ…
Tác dụng của ti giả với bé
Ti giả có thể có một số tác dụng tích cực đối với bé sơ sinh hoặc em bé nhỏ. Tùy thuộc vào tình huống cụ thể và cách sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng chính:
1. Cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ
Tác dụng chính của ti giả là đem lại cảm giác như đang ngậm ti mẹ để bé có những giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có thói quen cho tay vào miệng mút khiến nhiều mẹ không biết làm cách nào. Để sửa thói quen xấu này của bé. Lúc này, sử dụng ti giả cho trẻ sẽ giúp mẹ loại bỏ được thói quen xấu này dễ dàng hơn.
2. Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Đối với những bé hay gắt ngủ, môi trường nhiều tiếng ồn khiến bé khó ngủ hoặc dễ bị giật mình tỉnh giấc. Hay thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại là những rắc rối khiến nhiều bà mẹ mệt mỏi
Việc bé mơ màng vừa ngủ vừa bú cũng rất dễ bị sặc sữa. Ti giả giúp bé vừa được ngủ ngon vừa không cần phải mút tay. Hay bú mẹ, mẹ cũng đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé.
3. Giảm đau khi trẻ mọc răng và kích thích khả năng nhai
Trẻ mọc răng thường sẽ bị sốt, đau và hay quấy khóc. Sử dụng ti giả sẽ giúp bé tiết ra nhiều nước bọt hơn. Từ đó làm giảm quá trình sưng đau khi mọc răng ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm thức ăn trong miệng khi ăn. Khiến ba mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Sử dụng ti giả sẽ giúp kích thích phát triển khả năng nhai. Hỗ trợ tốt hơn cho việc ăn uống của trẻ.
4. Là phương pháp giúp cai mút tay cho bé hiệu quả
Đa số bé sơ sinh có phản xạ mút tay (chủ yếu là mút ngón tay cái) sau đó dần hình thành thói quen. Thói quen này có những bé duy trì tới cả lúc đi học tiểu học vẫn chưa thể cai được. Không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh mà còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng miệng của bé.
Mút tay kéo dài khiến xương hàm trên bị hô, răng mọc không đúng vị trí. Hệ quả nghiêm trọng hơn là chức năng nhai bị ảnh hưởng, khả năng phát âm kém hơn. Lúc này mẹ có nên cho bé ngậm ti giả? Hầu hết các bé có thể cai mút tay với chiếc ti giả thay thế.
5. Giúp mẹ có thêm thời gian chăm sóc bé
Ti giả trẻ em được thiết kế giống như núm ti của mẹ, tạo cảm giác gần gũi. An toàn cho bé, bé ít quấy khóc, giúp bé bình tĩnh lại.
Cho bé ngậm ti giả giống như một cách để dỗ dành bé, giúp bé thư giãn, tự nằm chơi. Nhờ vậy mà mẹ có thể làm một số việc khác như nấu nướng. Giặt giũ hay làm việc trong khoảng thời gian đó. Giúp mẹ tiện lợi hơn trong quá trình chăm sóc bé.
Khi nào thì nên cho trẻ sơ sinh dùng ti giả?
Nếu nhận thấy bé thích mút ngón tay cái hoặc có dấu hiệu ngậm ti mẹ. Để ngủ thì cha mẹ có thể dùng ti giả cho bé. Với điều kiện là bé đã đủ 1 – 2 tháng tuổi. Không nên cho trẻ dùng khi còn dưới 1 tháng tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn con đang làm quen với ti mẹ hoặc ti bình. Nên dùng trong thời điểm này trẻ dễ sinh ra phản ứng lười bú. Nếu trẻ không có các thói quen trên thù phụ huynh không nhất thiết phải cho bé dùng ti giả.
Khi trẻ lớn hơn, ví dụ như trong giai đoạn tập bò thì phản xạ mút cũng sẽ giảm dần. Sử dụng ti giả ngay trong lúc trẻ thức và chơi đùa. Có thể sẽ làm cản trở khả năng tập nói của trẻ. Điều này nên chấm dứt trước khi bé đạt mốc 12 tháng tuổi.
Để việc sử dụng ti giả đảm bảo an toàn, bạn nên ghi nhớ những điều sau:
– Mua núm vú giả của những hãng sản xuất uy tín, chất lượng. Chất liệu an toàn không gây độc hại cho bé
– Không móc núm vú vào sợi dây để đeo vào cổ hay buộc vào người bé. Vì khi ngủ có thể sợi dây này sẽ quấn quanh người hoặc quanh cổ của trẻ vô cùng nguy hiểm
– Vệ sinh núm vú sạch sẽ và tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Thay núm vú giả phù hợp theo độ tuổi của bé. Hoặc sau khi núm bị hỏng
– Mang theo ti giả cho bé mỗi khi đi du lịch bởi vì nó sẽ giúp trẻ bớt bị ù tai khi máy bay hạ cánh
– Không dùng những loại núm chứa dung dịch hay chất lỏng bên trong để tránh gây ngộ độc cho bé
6 nguyên tắc cần nhớ khi mẹ dùng ti giả cho con
Những lợi ích và tác hại đã được nêu ở trên. Nếu ba mẹ vẫn muốn cho bé dùng ti giả thì cần chú ý một số điều sau:
1. Đừng ép bé ngậm núm vú giả
Mẹ hãy để con quyết định thay vì cứ đưa trực tiếp ti giả vào miệng bé. Nếu con nhận ngay thì không sao nhưng nếu con từ chối thì mẹ cũng đừng nên ép. Mẹ có thể thử lại lần sau hoặc đơn giản là tìm cách khác để bé vui vẻ.
2. Chỉ dùng núm vú giả khi bé không đói
Cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Cách sử dụng ti giả tốt nhất là bạn nên cho bé ngậm giữa các bữa ăn. Khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng vật dụng này như một cách. Để trì hoãn việc cho bé bú hoặc thay thế sự quan tâm, chăm sóc của mẹ.
Thay vào đó, núm ti giả sẽ hữu ích trong những trường hợp bé cần được vỗ về. Ví dụ như trong lúc đi mua hàng tại siêu thị. Trung tâm thương mại hoặc ngồi trên xe.
3. Cho bé ngậm núm vú giả không phải là cách duy nhất để dỗ dành con
Mẹ hãy thử cho bé ngậm ti giả khi ngủ trưa và buổi tối. Nếu nó rơi ra khỏi miệng khi bé ngủ, mẹ đừng gắn trở lại vào miệng con. Lúc con quấy khóc, trước tiên mẹ hãy cố gắng dỗ bằng những cách khác. Chẳng hạn như âu yếm, ẵm bé lên hoặc ca hát rồi hẵng nghĩ đến việc dùng núm vú giả.
4. Thận trọng khi đeo núm vú giả trên người con
Bố mẹ đừng buộc ti giả quanh cổ hoặc để trên nôi của con. Bé có thể vô tình siết cổ mình lại bằng những dây buộc đó. Sẽ an toàn hơn nếu bạn gắn núm vú giả vào quần áo của bé với một cái kẹp. Đặc biệt được chế tạo dành riêng cho việc này.
5. Vệ sinh núm vú giả sạch sẽ
Trước hết, bạn hãy lựa chọn núm vú giả an toàn và phù hợp cho bé. Trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh ti giả trước khi cho bé ngậm. Bạn nên rửa ti giả thường xuyên bằng nước ấm. Nếu thấy những vết nứt nhỏ xuất hiện hoặc các dấu hiệu khác. Mẹ nên thay ngay cái mới.
Đừng vệ sinh núm vú giả bằng cách đưa nó vào miệng bố mẹ nhé. Nước bọt của người lớn có chứa vi khuẩn có thể. Gây sâu răng cho bé ngay khi răng bé mới bắt đầu nhú ra từ nướu. Bạn cũng không nên nhúng núm vú giả vào nước trái cây hoặc đường. Vì điều này cũng có thể làm bé bị sâu răng.
6. Thời điểm không nên cho bé ngậm núm ti giả
Không nên cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Trong một số trường hợp dưới đây, sử dụng núm ti giả sẽ mang đến tác dụng ngược:
– Bé đang có vấn đề tăng cân
– Bé bị nhiễm trùng tai giữa
Tác hại của việc lạm dụng núm ti giả cho trẻ sơ sinh
Vì muốn dỗ dành con, hy vọng con ngủ ngon hơn nhiều bậc cha mẹ đã lạm dụng việc dùng núm ti giả cho con. Việc làm này nếu được thực hiện trong một thời gian dài. Có thể sẽ gây ra một số tác hại đối với trẻ sơ sinh như:
– Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa
Trong một nghiên cứu 5 năm trên khoảng 500 trẻ dưới 4 tuổi tại Hà Lan. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nguy cơ bị viêm tai giữa tăng gấp đôi ở nhóm trẻ ngậm núm vú giả.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ mắc bệnh này, thuốc kháng sinh thường không có tác dụng. Và nhiễm trùng có xu hướng tự khỏi sau vài ngày, nhưng một số trẻ sẽ bị tái đi tái lại.
– Bé bị phụ thuộc vào núm vú giả và từ chối bú mẹ
Nếu cho con bú mẹ, bạn nên đợi cho đến khi bé bú mẹ thành thạo rồi mới cho con sử dụng ti giả. Một số quan điểm cho rằng việc dùng núm vú giả cho bé quá sớm. Khiến bé từ chối núm vú thật. Ngoài ra, sử dụng ti giả thường xuyên còn khiến bé trở nên phụ thuộc. Nếu không có ti giả sẽ không ngủ hoặc khó chịu.
– Ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của răng và hàm
Nếu trẻ sử dụng càng lâu (sau 2-3 tuổi). Nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng càng lớn. Thực tế, trẻ nhỏ sẽ ít có khả năng bị hư răng nếu bé ngừng sử dụng vào thời điểm 2 hoặc 3 tuổi. Thông thường các bé sẽ bỏ được từ trước đó thế nên răng bé sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu sau 2-3 vẫn cho bé sử dụng ti giả. Thì sẽ không đảm bảo được việc răng có bé có bị ảnh hưởng hay không.
Mẹo hạn chế cho bé dùng núm giả
Như ở trên đã đề cập, có nên cho trẻ ngậm núm giả không? Câu trả lời là không nên. Vậy với bé có thói quen ngậm núm giả, làm sao để bé bớt nghiền? Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ hạn chế việc ngậm núm giả:
Để cai ngậm núm giả cho bé, mẹ cần biết được nguyên nhân nào khiến bé nghiền việc này đến vậy. Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Ví dụ, trẻ ngậm núm giả vì nó cho cảm giác thoải mái, dễ ngủ. Thay vì dùng núm giả trước khi ngủ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác như xoa lưng, hát ru, vỗ về trẻ,…
Điều quan trọng là bạn phải hiểu được tính cách của bé. Để có biện pháp hỗ trợ bé ngủ ngon phù hợp
Bạn nên cho trẻ ngừng ngậm núm vú giả một cách từ từ. Bằng cách tháo núm vú giả trong một số tình huống không cần thiết như khi trẻ đang chơi đùa vui vẻ. Một khi trẻ đã quen với việc không có núm vú bên cạnh khi ở nhà. Hãy từ từ loại bỏ việc ngậm núm vú ở ngoài trời
Chia sẻ với bé về tác hại của việc ngậm núm giả quá nhiều. Khi trẻ hiểu rõ, chúng sẽ tự động bỏ mà không cần phải ép buộc
Khi nào nên cho bé cai ti giả?
Khi cảm thấy bé ngày càng nghiện ti giả và điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng của bé, mẹ nên cho con cai. Có thể sẽ rất khó khăn nhưng mẹ hãy thử nhé.
– Giảm thời gian cho bé ngậm ti giả. Ví dụ bình thường bé ngậm suốt ngày (trừ lúc ăn) thì giờ mẹ giảm bớt thời gian xuống. Khi không được ngậm vú giả, bé sẽ khó chịu. Mẹ hãy chịu khó giao tiếp, chơi đùa với con nhiều hơn để bé quên ti giả đi
– Nên cho bé cai ti giả càng sớm càng tốt, thường là dưới 1 tuổi
– Chỉ cai ti giả khi trẻ khỏe mạnh, vui vẻ
Lời kết
Như vậy đối với thắc mắc là có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không thì câu trả lời cua Minizon Kids là cha mẹ có thể cho bé dùng. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng thời điểm thích hợp nhất để dùng ti giả là khi trẻ đã đạt 1 – 2 tháng tuổi. Chỉ nên cho trẻ dùng khi ngủ và hạn chế tối đa thời gian phụ thuộc vào món đồ này.
Minizon Kids hy vọng mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu của mình nhé!