Giao mùa là lúc mà thời tiết và độ ẩm trong không khí thay đổi một cách thất thường. Điều này sẽ khiến cơ thể thích ứng không kịp, gây nên nhiều nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là với các bé, khi mà hệ miễn dịch còn kém, những tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tác động. Trong thời gian này, bé rất dễ nhiễm một số bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
Ngoài ra còn nhiều bệnh khác cũng rất nguy hiểm như: Nhiễm trùng, dị ứng,… là thách thức trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa. Tuy nhiên, hôm nay Minizon Kids sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc bé qua bài viết 12+ Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa mẹ cần biết.
Tại sao bé hay bị ốm trong thời điểm giao mùa?
Trong thời điểm giao mùa, thời tiết sẽ rất thất thường, làm cho độ ẩm, nhiệt độ thay đổi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có thể phát triển và tấn công bé.
Cũng chính vì lý do này mà các bé sẽ rất dễ bị ốm hoặc bị các bệnh lý về hô hấp. Sau đây là một số bệnh lý mà các bé thường gặp khi giao mùa, các mẹ chú ý để phòng tránh nhé:
– Viêm phế quản.
– Bệnh tiêu chảy cấp.
– Viêm đường hô hấp.
– Cảm cúm và dị ứng.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa mẹ cần biết
Để giúp bé có thể tăng cường đề kháng, chống lại những tác nhân gây hại. Thì các mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ khi giao mùa sao cho đúng cách.
Để có thể góp phần giúp bé khỏe mạnh hơn sau đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa mẹ cần biết. Các mẹ hãy chú ý và cùng Minizon Kids tham khảo nhé.
1. Cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho bé mỗi ngày
Sữa mẹ rất giàu Vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu thiếu sữa mẹ thì bé sẽ thị thiếu kháng thể, việc này giúp bé có hệ miễn dịch kém hơn. Việc bổ sung đầy đủ sữa mẹ giúp bé chống lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác tốt hơn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong 6 tháng đầu tiên chào đời. Việc bú sữa giúp bé phục hồi nhanh hơn trước nhiều bệnh tật trong suốt cuộc đời của bé.
2. Mẹ cần cho bé uống đủ nước
Đây cũng là một cách chăm sóc bé hiệu quả trong thời gian giao mùa. Chính vì các bé dễ bị bệnh hơn khi cơ thể mất nước. Các bệnh như: Sốt hoặc tiêu chảy,… sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Để bổ sung chất lỏng, hãy cho trẻ bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu các bé đã trên 4 tháng tuổi, hãy cho bé thử uống một cút nước hoặc dung dịch điện giải. Nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, nên chế biến thức ăn dặm cho bé bằng nhiều loại trái cây mọng nước như: Dưa hấu hoặc cam,…
3. Mẹ cần cho bé tiêm các loại vắc xin phòng bệnh
Khi được tiêm vắc xin, có thể bé sẽ được bổ sung các kháng thể. ĐIều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch và mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho bé trước nhiều bệnh lý khác nhau.
Chính vì thế, bố mẹ nên đảm bảo bé được tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng lịch. Trường hợp bé bị trễ lịch tiêm, bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
4. Mẹ nên chú ý trẻ mặc quần áo cho bé phù hợp với thời tiết
Vào các mùa trong năm, nhiệt độ sẽ chênh lệch rất nhiều trong ngày. Có thể ban đầu là lạnh hoặc nóng, sau đó chuyển ấm hơn hoặc lạnh dần. Điều này xảy ra sẽ tùy thuộc vào các thời gian trong ngày của từng mùa.
Chính vì thế nên bố mẹ cần chú ý thời tiết, cho bé mặc quần áo phù hợp. Điều này giúp bé được thoải mái và an toàn hơn rất nhiều.
5. Chăm sóc bé bằng cách tuân thủ vệ sinh tốt
Vấn đề vệ sinh luôn là vấn đề mà các mẹ cần chú ý khi chăm sóc cho bé. Đặc biệt là thời gian giao mùa, thì vấn đề này lại càng trở nên vô cùng quan trọng. Ngoài ra thì việc tuân thủ vệ sinh tốt giúp bé ngăn ngừa nhiều bệnh, trong đó có nhiễm trùng. Bố mẹ có thể thực hiện như sau:
– Bố mẹ nên rửa tay cho bé thường xuyên.
– Trữ dung dịch rửa tay khô trong nhà sẽ rất hữu ích.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chú ý các điểm như: Bàn, ghế tựa, tay nắm cửa, công tắc đèn, bồn cầu và bồn rửa,…
– Dùng khăn giấy che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
6. Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống lành mạnh cho bé
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ vào lúc giao mùa. Các mẹ hãy đảm bảo bé có chế độ ăn cân bằng, và tập cho bé quen với thức ăn rắn. Thường xuyên bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bé.
Ngoài ra để tăng đề kháng, mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ khác. Không nhất thiết phải có mặt trong mỗi bữa ăn của bé nhưng đảm bảo xuất hiện vài lần/ tuần.
7. Mẹ cần nâng cao các hoạt động thể chất cho bé
Ở thời điểm giao mùa, các mẹ thường giữ trẻ trong nhà để tránh bị bệnh. Tuy nhiên cần đảm bảo hoạt động thể chất cho bé, ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra thì các mẹ thỉnh thoảng nên cho bé ra ngoài. Việc này sẽ giúp bé có thể thích nghi với sự thay đổi bên ngoài, giúp bé tăng miễn dịch hiệu quả.
8. Mẹ cần chú ý để nhận biết các bệnh dị ứng theo mùa của bé
Thời điểm giao mùa vô cùng nhạy cảm, bố mẹ cần chú ý các bệnh dị ứng. Một số bệnh dị ứng theo mùa như: Viêm mũi dị ứng hay sốt khô,… Đều là phản ứng của cơ thể với phấn hoa hoặc nấm mốc trong không khí. Bé có thể dễ bị tổn thương hơn với khói bụi nếu như từng mắc: Các bệnh về hô hấp, viêm xoang và dị ứng ngoài da,…
Điều này cũng cần được chú ý. Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng, bố mẹ hãy cố gắng để bé tránh xa chất dị ứng. Nếu bệnh trở nặng, cần đến cá trung tâm y tế để được thăm khám và được chuyên gia tư vấn.
9. Các mẹ nên chú ý giấc ngủ cho bé
Bé nếu như được ngủ đủ giấc sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Các mẹ nên cố gắng để bé có một giấc ngủ ngắn trong ngày. Trong trường hợp bé quấy khóc hoặc không chịu ngủ, bố mẹ nên chơi cùng bé.
Ngoài ra cũng có thể thư giãn cùng bé với một số hoạt động như: Đọc sách, nghe những bản nhạc êm dịu,…
10. Mẹ nên sử dụng máy tạo ẩm cho bé
Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm cho bé trong lúc bé chơi ở phòng của mình. Cũng có thể sử dụng vào ban đêm hoặc trong giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Máy tạo ẩm giúp thanh lọc không khí, giúp không gian phòng của bé mát mẻ hơn.
Điều này giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ tốt hơn. Không khí ẩm sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp làm dịu cơn ho và giảm nghẹt mũi cho bé.
11. Chú ý các biểu hiện của bé để biết khi nào nên cho bé khám bác sĩ
Nếu trẻ có những dấu hiệu sau hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ:
– Dùng tai kéo vành tai
– Thở khò khè hoặc khó thở
– Tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy cho bé khám bác sĩ khi bé bị sốt cao từ 38 độ C trở lên. Với trẻ trên 3 tháng tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đâu là nhiệt độ mà trẻ cần can thiệp điều trị của y tế.
12. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung
Các bệnh nhiễm virus, bao gồm cảm lạnh và cúm thường gia tăng vào thời điểm giao mùa. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bổ sung giúp bé phòng tránh bệnh vào thời điểm giao mùa.
– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, viện bảo tàng.
– Hãy giữ bé tránh xa trẻ em và người lớn bị bệnh.
– Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh lúc giao mùa
– Các mẹ cần chú ý một số biểu hiện của bé trong thời gian giao mùa.
– Cần chú ý thời tiết và cho bé hoạt động thể chất đầy đủ.
– Nếu có bất kỳ thắc mắc về tình trạng của con, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ cho bố mẹ lời khuyên tốt nhất.
Lời kết
Qua bài viết trên, Minizon Kids đã cung cấp một số cách chăm sóc cho bé khi giao mùa. Mong rằng bài viết 12+ Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa mẹ cần biết sẽ cung cấp cho bố mẹ nhiều thông tin hữu ích. Bố mẹ hãy để ý đến những phản ứng của bé để có can thiệp xử lý kịp thời nhé.