Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái sơ sinh là một phần quan trọng trong chăm sóc hàng ngày của em bé. Việc thực hiện quy trình này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt cho bé. Mà còn tạo ra một trải nghiệm thoải mái và không đau rát cho em nhỏ. Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, bộ phận sinh dục của bé gái cần được chăm sóc đặc biệt. Để tránh tình trạng kích ứng và nhiễm trùng.
Vậy nên Minizon Kids sẽ giới thiệu đến bạn một số cách thực hiện vệ sinh cho bộ phận nhạy cảm của bé gái nhẹ nhàng và không đau đớn. Mời bạn xem ngay bài viết sau đây nhé!
Vì sao vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh quan trọng?
Trước giờ nhiều người cho rằng việc “vệ sinh vùng kín” thường chỉ quan trọng. Đối với phụ nữ trưởng thành, những người đã lập gia đình và đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia sản phụ khoa thì việc vệ sinh vùng kín. Cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng, đặc biệt là ở bé gái.
Trẻ em mặc dù cũng có hệ sinh dục cơ bản như người lớn, nhưng tất cả đều đang trên đà hoàn thiện. Với bé gái bộ phận sinh dục. Sẽ giúp bảo vệ vùng kín và cần được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận như người lớn. Để tránh những tình trạng viêm nhiễm không đáng có.
Cách vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh đúng cách
Nếu như việc chăm sóc vệ sinh vùng kín cho bé trai khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Thì vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh cần tuần tự từng bước để tránh lây bẩn, viêm âm đạo…
Chuẩn bị:
– Nước ấm.
– Bông gòn cắt miếng.
– Khăn mềm (khăn xô).
– Tã vải.
1. Đối với bé gái sơ sinh
– Bước 1: mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tắm rửa cho bé. Tiếp theo chuẩn bị 2 chậu nước ấm (nhiệt độ nước khoảng 35 – 38 độ C)
– Bước 2: sử dụng khăn xô mềm để lau xung quanh vùng kín cho bé thật nhẹ nhàng;
– Bước 3: dùng khăn mềm sạch khác, quấn quanh ngón tay của mình rồi nhúng nước để lau các nếp gấp vùng kín và bẹn của bé. Lau từ âm đạo ra hậu môn và tuyệt đối không thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Không lau theo chiều ngược lại. Vì sẽ khiến vi khuẩn vùng hậu môn xâm nhập vào âm đạo
– Bước 4: vệ sinh xong mẹ có thể tiến hành tắm cho bé như bình thường. Sau đó dùng khăn mềm sạch thấm khô cơ thể bé. Và vùng kín rồi mới đóng bỉm và mặc quần áo cho bé.
Lưu ý: Hãy vệ sinh vùng kín cho bé mỗi ngày nhất là sau khi thay bỉm để tránh tình trạng bị hăm tã. Ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra mẹ nên thay bỉm cho bé khoảng 3 tiếng một lần. Và nên dùng những loại bỉm có bề mặt khô thoáng, mềm mịn và độ thấm hút tốt.
2. Vệ sinh vùng kín cho bé gái 3 tuổi
– Bước 1: hãy rửa sạch tay trước khi vệ sinh vùng kín cho bé để tránh vi khuẩn lây. Từ tay mẹ sang cơ quan sinh dục bé
– Bước 2: nhẹ nhàng vệ sinh ngoài vùng kín bằng nước sạch theo chiều từ trước ra sau. Và không thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ khiến niêm mạc bộ phận này bị tổn thương;
– Bước 3: vệ sinh xong hay lau sạch sẽ bằng khăn mềm khô từ trước ra sau;
– Bước 4: mặc quần cho bé. Chất liệu quần lót bên trong nên là loại mềm mại. Vừa vặn không thít chặt hoặc quá lỏng, thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
3. Đối với bé gái 4 tuổi
Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi bé mà cách chăm sóc vùng kín sẽ thay đổi theo độ tuổi. Khi bước sang tuổi thứ 4, nhiều cô bé rất độc lập. Có thể tự vệ sinh vùng kín hàng ngày mà không cần đến sự trợ giúp từ cha mẹ. Nhưng một số khác thì vẫn cần mẹ giúp đỡ.
Các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái 4 tuổi mẹ nên lưu ý:
– Bước 1: dùng nước mát để rửa sạch xung quanh phần âm đạo. Chỉ dùng nước bình thường không được cho thêm bất cứ hương liệu hay hóa chất gì;
– Bước 2: sử dụng vòi sen hoặc gáo múc nước dội vào vùng kín của bé với lực nước vừa phải. Không cần tách môi bé và môi lớn ở âm đạo ra để rửa;
– Bước 3: dùng khăn khô mềm thấm nước từ trước ra sau rồi mặc quần cho trẻ.
Bên cạnh việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, cha mẹ cũng cần quan tâm. Tới các biện pháp chăm sóc vùng kín cho bé ở độ tuổi này. Điển hình là chế độ ăn uống cũng như lựa chọn chất liệu vải quần. Đồng thời chú ý hơn đến sức khỏe sinh sản của bé để có những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
4. Đối với bé gái 5 tuổi
Ở lứa tuổi này hầu hết các bé đã có thể tự mình vệ sinh vùng kín. Và dùng được các sản phẩm vệ sinh cá nhân dành cho trẻ em. Điều quan trọng là các mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách. Và lựa chọn các sản phẩm phù hợp, lành tính đúng chức năng sử dụng.
Trước tiên mẹ cần hướng dẫn trẻ các bước vệ sinh vùng kín đúng cách. Khi dùng thêm nước rửa phụ khoa cho trẻ cần nghiên cứu kỹ bảng thành phần cũng như phương pháp sử dụng. Để tránh tình trạng kích ứng cho làn da của bé.
Nếu nhận thấy vùng kín của trẻ có mụn hoặc mẩn ngứa. Mẹ cần bình tĩnh kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và không nên tự ý điều trị. Tốt nhất hãy đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để tìm phương án xử trí phù hợp. Không nên rửa bằng dung dịch vệ sinh quá nhiều lần trong ngày. Vì dễ gây mất cân bằng độ pH vùng âm đạo của bé.
Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh
Vệ sinh vùng kín cho bé rất quan trọng tuy nhiên vẫn còn nhiều sai lầm dễ mắc phải. Mời bạn khám phá những sai lầm sau:
1. Vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng sữa tắm
Khi tắm cho trẻ, nhiều mẹ thường tranh thủ dùng luôn sữa tắm, xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín cho bé. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì trong các sản phẩm tắm, vệ sinh cơ thể này có thể có chất kiềm, tẩy rửa dễ tiêu diệt các vi khuẩn. Có lợi ở vùng kín khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng.
2. Dùng nước lá trầu không, lá chè
Khi thấy vùng kín của trẻ bị hăm đỏ, tiết dịch, có mùi hôi do đóng bỉm nhiều. Hoặc đến trường chưa được cô vệ sinh tốt, nhiều mẹ thường áp dụng phương pháp dân gian như rửa bằng lá chè, lá trầu không. Các loại lá này thường có tính sát khuẩn mạnh. Khó xác định được nồng độ chuẩn khi pha loãng và dễ gây mất cân bằng pH âm đạo ở bé gái. Ngoài ra, với môi trường ô nhiễm như hiện nay. Thì việc tìm được nguồn lá trầu không, lá chè sạch cũng là một vấn đề.
3. Dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho bé gái
Đây cũng là sai lầm khác khá phổ biến của các mẹ, vì cho rằng nước muối sinh lý an toàn để vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên nước muối có tính kiềm, mà độ pH âm đạo của bé lại thường nghiêng. Về trung tính do đó dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho bé gái cũng dễ làm môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng.
4. Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh bằng nước lọc
Do có quan niệm rằng trẻ nhỏ thì khó bị viêm nhiễm vùng kín. Nên các mẹ thường ít lưu tâm đến vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé. Hoặc do tâm lý ngược lại sợ dùng dung dịch vệ sinh sẽ không an toàn, nên chỉ vệ sinh cho con bằng nước lọc. Tuy nhiên điều này không thể làm sạch vùng kín của bé hoàn toàn. Và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm men xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ.
5. Dùng dung dịch vệ sinh của mẹ
Cũng như sữa tắm, xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh của mẹ cũng không an toàn và không phù hợp. Với môi trường pH âm đạo của bé gái sơ sinh. Do chúng chứa chất tạo màu, tạo bọt và có tính sát khuẩn cao nên càng khiến vùng kín của bé dễ bị viêm nhiễm hơn. Do đó mẹ không nên dùng cách này để vệ sinh vùng kín cho bé gái.
Dấu hiệu nhận biết vùng kín của trẻ sơ sinh
Có những dấu hiệu sớm cảnh báo cho chứng viêm nhiễm vùng kín. Đối với bé gái sơ sinh giúp phụ huynh nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời như:
– Vùng kín có biểu hiện bất thường sẽ khiến trẻ quấy khóc, ngứa ngáy vùng kín và khó tiểu tiện.
– Môi nhỏ của vùng kín bị viêm và dính với nhau sẽ khiến cho lỗ tiểu bị che kín. Khi đi tiểu không thành dòng mà bị tắc và chia nhỏ tia đây thường là biểu hiện của chứng nhiễm khuẩn đường tiểu.
– Âm dạo bị dính dị vật và trường hợp hay gặp nhất là dính giấy vệ sinh cũng dễ gây ra viêm nhiễm vùng kín. Giấy thường được dùng hóa chất tẩy màu
– Có mùi hương liệu hóa học vừa gây kích ứng lại dễ bị rớt lại bên trong vùng kín và vùng hậu môn của trẻ. Vì thế khi bé đi ị. Chúng ta nên lau bằng khăn thay vì sử dụng giấy vệ sinh như của người lớn.
– Vùng kín mẩn đỏ, ngứa và nổi hăm hoặc rôm sảy li ti là do cha mẹ đóng bỉm quá chặt. Hoặc không thay mới thường xuyên cho bé.
Vai trò của việc vệ sinh vùng kín cho bé gái
Nhiều người vẫn nghĩ việc vệ sinh vùng kín thường quan trọng đối với phụ nữ trưởng thành. Hoặc những người đã lập gia đình trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng những vẫn chưa đủ. Bởi theo các chuyên gia phụ sản thì việc vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng.
Mặc dù trẻ em có cơ quan sinh dục giống người lớn, nhưng đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó cần được bảo vệ và vệ sinh đúng cách để tình trạng viêm nhiễm. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, đặc biệt đối với bé gái.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở trẻ còn là do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn. Đặc biệt là khi bé thường xuyên sử dụng “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, cũng như sử dụng quần áo cũ. Những điều này đều tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Một số vấn đề liên quan đến vùng kín của bé gái
Ngoài việc tìm hiểu cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh. Bạn có thể quan tâm đến một số hiện tượng khác liên quan đến bộ phận sinh dục của bé, bao gồm:
1. Hiện tượng tiết dịch có lẫn máu
Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, bạn có thể nhận thấy bộ phận sinh dục của bé gái hơi sưng đỏ và nổi rõ. Âm đạo của trẻ cũng tiết dịch trong suốt hoặc màu trắng. Đáng chú ý nhất là khi được 2 – 3 ngày tuổi, bé gái sơ sinh có thể chảy một chút máu từ âm đạo. Đây là những hiện tượng bình thường vì cơ thể bé chịu ảnh hưởng. Của nội tiết tố từ mẹ truyền qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ.
2. Dính môi âm hộ ở trẻ sơ sinh
Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới gồm hai môi lớn và hai môi bé chắn trước âm đạo và lỗ tiểu. Thông thường, hai môi bé sẽ tách rời nhau. Nhưng đôi khi bạn có thể phát hiện tình trạng dính môi âm hộ ở bé gái sơ sinh. Các mức độ dính có thể diễn ra từ nhẹ (dính một phần, che một phần âm đạo, lỗ tiểu không bị che lấp). Đến nặng (dính hoàn toàn, che lấp âm đạo lẫn lỗ tiểu).
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu của bé, gây tích tụ dịch âm đạo. Và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dính ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi khi trẻ đến tuổi dậy. Thì do nồng độ estrogen tăng lên. Nếu dính môi âm hộ nghiêm trọng, trẻ sẽ cần được phẫu thuật tách dính.
Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Vệ sinh cơ thể lẫn vùng kín cho trẻ sơ sinh là những “đầu việc” hàng ngày bạn phải thực hiện. Do đó, bạn cần “nằm lòng” những lưu ý sau đây. Để bảo vệ sức khỏe của con và tránh gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của bé:
– Luôn đảm bảo nguyên tắc lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn. Từ vùng hậu môn của bé lây lan sang âm đạo và niệu đạo gây nhiễm trùng.
– Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn là không thụt rửa. Để tránh gây tổn thương bộ phận sinh dục của bé.
– Không dùng xà phòng, sữa tắm hoặc bất kỳ sản phẩm vệ sinh nào để rửa vùng kín của bé. Vì có thể gây kích ứng hoặc mất cân bằng độ pH tự nhiên.
– Mẹ có thể dùng khăn giấy ướt thay bông gòn và khăn vải để lau vùng kín cho bé. Nhưng cần chọn sản phẩm không chứa cồn và hương liệu.
Lời kết
Việc rửa vùng kín cho trẻ bằng nước được đun kèm một số loại lá có thể không an toàn. Vì vậy, mẹ cần tránh tuyệt đối việc áp dụng cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh dựa trên mẹo dân gian không có cơ sở khoa học.
Mẹ cần nhớ lau khô vùng kín và mông của bé bằng khăn mềm sau khi tắm hoặc vệ sinh.
Minizon Kids chúc mẹ sẽ có thêm nhiều kĩ năng chăm con hay nhất và thành công mẹ nhé!