Bà bầu ăn lá é được không? Tư vấn cho mẹ bầu khi ăn lá é

Khi mang thai, người mẹ thường có nhiều hạn chế về chế độ ăn uống. Để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi. Vậy câu hỏi được đặt ra là “Khi mang bầu ăn lẩu gà lá é được không?”  Lưu ý gì khi sử dụng lá é?

Trong bài viết dưới đây, Minizon Kids sẽ giải đáp giúp các mẹ bầu có nên sử dụng loại rau ăn kèm này hay không nhé!

Lá é là lá gì?

Lá é thuộc họ húng quế, dân gọi là lá húng quế lông, trà tiên, lá hương thảo… Loại lá này được dùng như một loại rau gia vị ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Lá é là lá gì?

Lá khi ăn sẽ có vị hơi giống mùi sả, the nhẹ và hơi cay như tinh dầu.

Theo Đông y, lá é có công dụng trị đau bụng, chướng bụng, táo bón, nôn mửa. Ăn không tiêu, viêm lợi, cúm,cảm, chảy máu chân răng, sốt, viêm bàng quang, đau đầu, tưa lưỡi…

Tác dụng của lá é với sức khỏe

Để biết bà bầu ăn lá é được không, trước tiên mẹ bầu có thể tìm hiểu một số công dụng của lá é. Lá é có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như:

– Giảm căng thẳng và lo âu

– Giảm viêm nhiễm trong cơ thể

– Tăng cường hệ thống miễn dịch

– Hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn

– Tăng cường tập trung và tinh thần

– Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, ho và làm dịu họng

– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp

Tác dụng của lá é với sức khỏe

Cây É còn là một loại rau gia vị thơm. Ngon nên ngày xưa dùng để tiến vua nên còn có tên là tiến thực. Thân và lá É có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…

Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đặc biệt ở Phú Yên. Lá é là món rau đặc sản được người dân ăn thường xuyên. Những món ăn phổ biến ở đây như lẩu gà lá é. Lá é giã nguyễn với muối để ăn cùng cơm nóng và làm gia vị chấm các món hải sản, thịt nướng.

Bất kì ai đến với vùng đất Phú Yên đều ấn tượng với món lẩu gà lá é nhờ mùi. Và hương vị đặc trưng của lá é, khi kết hợp với thịt gà và ớt xiêm xanh.

Bà bầu có ăn lá é được không?

Bầu có ăn được lá é không? Bà bầu hoàn toàn ăn được lá é. Lá é dù có tính nóng và vị cay nhưng lại có tác dụng hoạt huyết. Và tăng cường lưu thông máu.

Bên cạnh đó, lá é là loại rau thơm được sử dụng để nấu chè và pha đồ uống giải khát. Còn thân cành của lá é được dùng làm rau gia vị. Hoặc vị thuốc trong các bài thuốc dân gian.

Bà bầu có ăn lá é được không?

Theo Đông y, lá é có tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại thảo dược này cũng xuất hiện trong các bài thuốc chữa đau bụng, trướng bụng, táo bón. Ăn không tiêu, nôn mửa, cảm, cúm, sốt, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng. Tưa lưỡi và viêm bàng quang.

Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng vài lá é để gia tăng hương vị cho món ăn. Và không nên ăn thường xuyên. Bởi nếu bà bầu ăn quá nhiều lá é. Có thể gây động thai do tính nóng của lá.

Nếu có dấu hiệu bất thường khi ăn lá é, thai phụ cần ngừng ăn ngay. Và đến các bệnh viện phụ sản để thăm khám kịp thời

Lưu ý cho bà bầu khi ăn lá é

Khi bạn đang mang thai và quyết định ăn lá é. Có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần tuân theo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi:

1. Nguyên liệu an toàn

Bà bầu tuy có thể ăn lẩu trong thai kỳ nhưng nguyên liệu chế biến lại không thể tùy ý. Và đa dạng như thông thường. Đầu tiên mẹ bầu nên tránh dùng các loại thực phẩm đóng hộp. Hoặc đã qua quá trình tẩm ướp hay phơi khô, làm mặn… Tốt nhất nên chọn những nguyên liệu tươi ngon. Bổ dưỡng và ít gây tác dụng phụ nhất.

2. Nước dùng thanh đạm

Nguyên liệu làm nước dùng cũng là một trong những lưu ý khi chế biến nước dùng cho mẹ bầu. Thông thường ở những hàng quán ngoài đường. Họ sẽ sử dụng những loại nước dùng có chứa nhiều gia vị. Hoặc chúng cũng có nguồn gốc phức tạp và tương đối mặn. Vì thế sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó gia đình có thể xắn tay vào bếp để chế biến loại lẩu ưa thích. Vừa an toàn mà cũng vừa ngon miệng.

Bạn có thể sử dụng các loại nước dùng như nước hầm xương, nước hầm gà. Cá tương đối an toàn để chế biến lẩu. Bên cạnh đó cũng nên giảm bớt gia vị cay nồng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.

3. Nên ăn nhiều rau và các loại thịt phải được nhúng chín

Ăn nhiều rau bao giờ cũng sẽ tốt cho sức khỏe, nhất đối với chị em phụ nữ đang bầu bí. Các món lẩu thường có nhiều loại rau nên rất dễ ăn. Bạn có thể dùng kèm với các loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng như rau mầm, bắp cải, cải bó xôi, cà rốt, nấm hương, rong biển.

Do đó khi thưởng thức lẩu, mẹ hãy tích cực dùng nhiều rau để có đủ hàm lượng xơ. Phòng tránh táo bón và đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ.

Nên ăn nhiều rau và các loại thịt phải được nhúng chín

4. Không nên ăn quá lâu và quá no

1 bữa ăn quá dài sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị giảm sút. Những bộ phận của cơ thể phục vụ việc ăn uống cũng sẽ bị trì trệ. Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí còn nguy hiểm hơn là viêm dạ dày, ruột cấp tính, viêm tụy. Do đó mẹ bầu không nên dùng bữa quá lâu hay quá no.

Những loại rau thơm khác mà bà bầu nên hạn chế ăn

Bên cạnh thắc mắc bà bầu ăn lá é được không. Cũng có một số loại rau thơm ăn kèm khác mà mẹ bầu nên lưu ý trong suốt quá trình mang thai. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé, đó là:

1. Rau bạc hà bà bầu nên hạn chế ăn

Rau bạc hà có tính lạnh và sẽ gây kích thích tử cung, gây ra co thắt tử cung. Dẫn đến nguy cơ sinh non và sảy thai. Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bà bầu nên hạn chế sử dụng rau bạc hà trong thời kỳ mang thai.

2. Rau răm không tốt cho mẹ bầu

Rau răm là một loại rau gia vị thường được sử dụng trong nhiều món ăn với hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, khi mang bầu, bà bầu nên hạn chế ăn rau răm.

Nguyên nhân là do rau răm có thể có tác dụng kích thích tử cung. Có thể gây ra co thắt tử cung và tăng nguy cơ sảy thai.

3. Húng quế – Bà bầu không nên ăn

Húng quế - Bà bầu không nên ăn

Bà bầu nên hạn chế ăn húng quế trong thời kỳ mang bầu bởi loại rau thơm này. Có tác dụng kích thích tử cung và gây ra co thắt tử cung, điều này có thể tạo ra nguy cơ sảy thai. Hoặc gây ra một số vấn đề về thai nghén.

Bên cạnh đó, húng quế có thể có tác dụng kích thích tiêu hóa. Và gây ra khó chịu hoặc rối loạn tiêu hóa cho bà bầu.

4. Tỏi không có lợi cho bà bầu

Tỏi cũng là loại rau gia vị mà mẹ bầu nên lưu ý khi mang thai. Củ tỏi cũng tương tự những loại rau trên. Gây kích thích tử cung và gây ra co thắt tử cung. Có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề trong thai kỳ.

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa một hợp chất có tên là allicin. Có tác dụng kháng vi khuẩn mạnh. Và chất này cũng có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chướng bụng, và trào ngược dạ dày.

5. Ngải cứu –  Bà bầu không nên ăn

Cũng tương tự như những loại rau trên, ngải cứu gây kích thích tử cung và gây ra co thắt tử cung. Dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc gây ra các vấn đề trong thai kỳ.

Ngải cứu còn chứa một số chất độc thujone, có thể gây thai lưu. Đặc biệt, loại rau này còn có tác dụng chống chảy máu. Và có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của người mẹ khi sinh con.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ bầu

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là một vài lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ bầu:

1. Cân đối nhóm chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm: chất bột đường (carbohydrate); chất đạm (protein); chất béo (lipid). Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé gồm. Acid Folic phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Canxi cho xương của mẹ và bé chắc khỏe. Vitamin D hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi,…

3. Một số thức ăn nên tránh

Thai phụ cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau: Rượu. Cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá kiếm, cá mòi, cá mập, cá thu, cá nhám da cam và cá ngói). Cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín; caffeine; phô mai. Sữa, đồ ăn chế biến sẵn nhiều đường và calo…

4. Không nhịn ăn khi ốm nghén

Không nhịn ăn khi ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai khiến các khó chịu, mệt mỏi.

Để khắc phục, nhiều mẹ đã nhịn ăn nhưng tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ suy kiệt. Thai nhi trong bụng chậm phát triển.

Do đó, thay vì nhịn ăn, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.

5. Không nên ăn cho 2 người

Các mẹ không nên cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm với tâm lý “ăn cho 2 người”.

Vì điều này không chỉ khiến mẹ tăng cân, tăng nguy cơ bị tiểu đường. Mà còn khiến thai nhi to quá mức cũng khiến việc sinh đẻ của mẹ gặp khó khăn.

Bà bầu không nên rau gì trong suốt thai kỳ?

Rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, giao thương và chế biến. Rau có rất nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và các nguồn ô nhiễm khác. Đến từ đất, nước, khói bụi, chất thải công nghiệp, kim loại nặng hay thậm chí là phân của gia súc. Do đó, trong thai kỳ. Có 4 loại rau bà bầu không nên ăn là:

1. Bà bầu không nên ăn rau sống

Rau sống là nhóm thực phẩm đứng đầu trong danh sách những loại rau bà bầu không được ăn. Tuy chứa nhiều chất giàu dinh dưỡng và có hương vị hấp dẫn. Nhưng mẹ bầu trong giai đoạn mang thai không nên ăn rau sống vì:

– Thứ nhất, rau sống có thể chứa vi khuẩn. Chẳng hạn như khuẩn Listeria, Toxoplasma, Salmonella,… Cụ thể:

Mẹ bầu: Có thể bị sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ và suy giảm thị lực

Bà bầu không nên ăn rau sống

Thai nhi: Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Toxoplasma không có triệu chứng khi sinh. Nhưng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng khi trưởng thành. Chẳng hạn như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ

Vi khuẩn Salmonella: Là nguyên nhân gây tử vong do ngộ độc thực phẩm cao thứ 2 tại Hoa Kỳ. Theo đó, mỗi năm, loại vi khuẩn này gây nên 35 triệu ca nhiễm trùng. 26500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Mỹ. Khi bị nhiễm khuẩn Salmonella

Mẹ bầu: Thường bị tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng nước ối, làm tăng nguy cơ gây sảy thai

Thai nhi: Bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể khiến bé bị sốt và tiêu chảy khi mới sinh. Trẻ sinh ra bị nhiễm khuẩn Salmonella cũng có thể bị nhiễm trùng huyết và phát triển bệnh viêm màng não.

Vi khuẩn Listeria: Theo CDC, nhiễm khuẩn Listeria là nguyên nhân gây tử vong. Do ngộ độc thực phẩm cao thứ 3 ở Hoa Kỳ. Theo đó, mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ nhiễm Listeria cao gấp 10 lần. So với những người khác. Nếu không may nhiễm khuẩn Listeria

2. Tránh ăn salad trộn đóng gói sẵn

Đứng thứ 2 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là salad trộn đóng hộp. Salad đóng gói sẵn tuy tiện lợi. Có màu sắc bắt mắt nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn salad trộn đóng gói sẵn vì:

– Nguy cơ nhiễm khuẩn: Salad trộn đóng gói sẵn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Toxoplasma. Các loại mầm bệnh này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy, sảy thai hoặc sinh non

Tránh ăn salad trộn đóng gói sẵn

Chất bảo quản và hóa chất: Salad chế biến sẵn là một trong những loại rau bà bầu không được ăn. Vì chúng thường chứa chất bảo quản, chất điều vị. Chất điều chỉnh độ axit và các hóa chất khác để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm. Một số chất này có thể không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Thiếu dinh dưỡng: Salad trộn đóng gói sẵn thường không tươi. Và chất lượng dinh dưỡng có thể giảm do thời gian chế biến và bảo quản kéo dài. Điều này khiến salad chế biến sẵn không cung cấp đủ vitamin. Và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé

Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy ưu tiên ăn các loại rau củ quả tươi được bày bán tại những cơ sở uy tín. Đồng thời rửa sạch và chế biến kỹ trước khi ăn. Trong mọi tình huống, mẹ nên hạn chế ăn các loại salad trộn đóng gói sẵn. Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thiếu vi chất

3. Bà bầu không nên ăn rau chưa được rửa kỹ

Đứng thứ 3 trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn là rau chưa được rửa kỹ. Nguyên nhân là bởi chúng ta hoàn toàn không thể biết được loại rau. Mà mình sắp ăn đã trải qua quá trình nuôi trồng, vận chuyển và bảo quản như thế nào. Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại rau chưa được rửa kỹ vì:

– Nguy cơ nhiễm khuẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như Toxoplasma, Salmonella

– Listeria,… làm mẹ bầu suy nhược cơ thể và khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ

– Nguy cơ nhiễm hóa chất: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm. Thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón và các chất hóa học khác từ quá trình nuôi trồng. Một số chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp tính. Khiến mẹ phải nhập viện cấp cứu và đe dọa luôn cả tính mạng của thai nhi

– Đất và bụi bẩn: Rau chưa được rửa kỹ có thể chứa đất và bụi bẩn từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, các loại rau được trồng gần khu vực ô nhiễm có thể chứa chất độc hại như kim loại nặng (thủy ngân, chì,…) hoặc hóa chất công nghiệp

Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ hãy luôn rửa kỹ rau củ quả quả trước khi ăn. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng nước sạch để rửa rau. Sau đó, mẹ nên tiến hành ngâm rau trong 15 – 20 phút với nước muối hoặc nước có chứa giấm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, loại bỏ chất bảo quản và hóa chất. Cuối cùng, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại.

4. Rau củ muối không tốt cho bà bầu

Thông thường, rau củ muối chua thường là món ăn kèm (món phụ) hấp dẫn. Giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Tuy nhiên, rau củ muối là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn vì:

– Natri: Rau củ muối chua thường chứa hàm lượng natri cao đến từ quá trình ủ muối lên men. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp. Và giữ nước trong cơ thể, gây phù nề, tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch

Rau củ muối không tốt cho bà bầu

– Độ chua: Độ chua của rau củ muối chua có thể gây cảm giác “xót ruột”, kích ứng niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu đang bị ốm nghén hoặc có tiền sử bị ở chua và trào ngược dạ dày

– Vi khuẩn: Quá trình muối chua rau củ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn Listeria. Làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đe dọa sự phát triển của bé

– Chất bảo quản: Một số loại rau củ muối chua trên thị trường có thể chứa các chất điều chỉnh độ axit. Và chất bảo quản hóa học có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Tốt nhất , để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Mẹ bầu nên hạn chế ăn rau củ muối chua và tìm kiếm các loại thực phẩm khác phù hợp hơn trong chế độ ăn uống của mình

Lời kết

Bài viết trên không những giúp các mẹ trả lời được câu hỏi bầu ăn lá é được không mà còn giúp mẹ biết được vài mẹo ăn lá é an toàn. Minizon Kids hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng và thực phẩm tốt cho mình khi mang bầu

Minizon Kids chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *