Tiềm ẩn trong chuyện mang thai là hàng loạt các quyết định về chế độ ăn uống. Đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi. Trong hành trình đầy kì vọng này, không ít câu hỏi liên quan đến những thực phẩm thường thấy hàng ngày được đặt ra. Một trong những thực phẩm gần gũi mà nhiều bà bầu thắc mắc là cà pháo với hương vị độc đáo.
Liệu trong thời kỳ quan trọng này, bà bầu có nên thưởng thức cà pháo để bổ sung dinh dưỡng hay không? Hãy cùng Minizon Kids tìm hiểu về tác động của cà pháo đối với thai kỳ. Và những lời khuyên hữu ích để có một chế độ ăn uống an toàn và cân đối cho sự phát triển của thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng của cà pháo
Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon thuộc họ Cà, dáng vẻ có hình cầu hơi nén xuống, lớp vỏ bên ngoài có màu vàng cam, trắng hoặc tím. Cà pháo không chỉ ngon miệng khi chế biến món ăn mà còn có nhiều dinh dưỡng.
Một số chất có trong cà pháo phải kể đến như: Chất xơ, nước, protein, chất béo, vitamin B, vitamin A, vitamin K1,…
Với các chất dinh dưỡng dồi dào, ăn cà pháo có thể giúp giảm cholesterol tăng cao, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời chất xơ trong cà pháo còn giúp giảm nguy cơ táo bón khi mang bầu và cải thiện hệ tiêu hóa một cách tích cực.
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu có thể ăn cà pháo tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Như đã biết, cà pháo có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên trong cà pháo có chứa chất độc gọi là solanin.
Chất độc này sẽ không gây hại cho sức khỏe con người ở liều lượng thấp, nhưng nếu ăn cà pháo quá nhiều. Đồng nghĩa với việc hấp thụ nhiều solanin sẽ có thể gây ngộ độc, nhất là khi ăn cà pháo xanh.
Ngoài ra trong cà pháo còn có một lượng ít các nguyên tố có thể gây hại sức khỏe như chì, cadmium. Nên mẹ bầu cần phải đảm bảo an toàn khi ăn các món ăn có cà pháo.
Tư vấn thêm từ chuyên gia
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trong cà pháo có hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn. Đặc biệt là cà pháo còn sống. Vì vậy, đôi khi việc ăn cà pháo sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Tình trạng ngộ độc solanin trong cà pháo thường có các dấu hiệu như buồn nôn; tiêu chảy; ảo giác… Đặc biệt, Đông y còn khuyên người dùng phải thận trọng khi ăn cà pháo chung với các thức ăn mang tính hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, cà pháo thường được ăn kèm các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả…
Ngoài ra, vì cà pháo chứa chất độc nên người mới khỏi bệnh, suy nhược, người bị tăng nhãn áp không nên dùng. Đặc biệt không nên ăn sống. Bên cạnh đó, việc ăn cà muối không bị nhức mỏi có lẽ nhờ muối chua nên làm giảm độc tính có trong thực phẩm này.
6 Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà pháo
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn cà pháo cần phải lưu ý một số điều sau:
– Cần bỏ hạt khi ăn cà pháo.
– Không nên ăn quá thường xuyên, chỉ nên ăn ở lượng vừa phải vài quả một bữa.
– Không đựng cà muối trong các bình nhựa, sắt vì có thể sản sinh chất độc hại.
– Không ăn cà pháo vào buổi tối sẽ gây khó ngủ, chướng bụng.
– Hạn chế ăn cà muối, nếu quá thèm chỉ nên ăn cà pháo muối chua, không nên ăn cà pháo muối xổi.
– Tránh ăn cà pháo với thực phẩm có tính hàn, nên ăn cùng các thực phẩm có tính ôn như sả, tỏi.
Lời kết
Tóm lại, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp trong thời kỳ mang thai là điều rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và thai nhi. Nếu bạn là một bà bầu và đang xem xét việc bổ sung cà pháo vào chế độ ăn uống của mình, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Họ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và tình hình mang thai của bạn. Không quên rằng sự đa dạng trong chế độ ăn uống và việc cân nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng của mình. Minizon Kids chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe.