7 Thời điểm vàng trong thai kỳ để con phát triển toàn diện

Nuôi dạy trẻ sơ sinh là điều không phải dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Trong quá trình này, đòi hỏi bố mẹ phải có kiến thức và sự kiên trì. Để góp phần giúp các mẹ chăm sóc bé thuận tiện hơn. Hôm nay Minizon Kids sẽ cùng các mẹ trao đổi và chia sẻ nhiều kiến thức về chăm sóc bé. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết 7 Thời điểm vàng trong thai kỳ để con phát triển toàn diện.

Tại sao cần chú ý đến những mốc thời gian vàng trong thai kỳ?

Những thời điểm vàng có thể được hiểu là những thời điểm rất quan trọng đối với bé trong thai kỳ. Ở những thời điểm này việc các chồng chú ý chăm sóc cho mẹ bầu là điều cần làm. Những việc như: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh,… Đều có tác dụng tích cực đến thai kỳ và sự phát triển của bé. Cũng chính vì thế mà việc chú ý vào những mốc quan trọng là điều cần thiết ở những gia đình có phụ nữ mang thai.

Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất

Cơ thể mẹ không có quá nhiều sự thay đổi khi mới mang thai, đặc biệt là tuần đầu. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu giúp các chị em có thể nhận biết mang thai sớm như sau:

– Thân nhiệt tăng.

– Núm vú chuyển sang màu nâu đậm.

– Bầu vú cương cứng, có thể hơi đau.

– Dễ buồn nôn với nhiều mùi.

– Dễ cáu gắt, bực bội, tính tình có thể thay đổi.

– Đi tiểu nhiều hơn.

– Màu sắc của âm đạo cũng như dịch nhầy có sự thay đổi.

Không chỉ những dấu hiệu trên, ngoài ra mang thai sớm có thể nhận biết qua một số biểu hiện khác như:

– Táo bón.

– Khó tiêu.

– Đầy bụng.

– Khó ngủ, mất ngủ.

Các triệu chứng này có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng, thai phụ cần chú ý để phát hiện mình đã mang thai, từ đó có chế độ sinh hoạt hợp lý.

nhan-biet-co-thai-som

Theo từng tuần, thai nhi phát triển như thế nào?

Sau đây là quá trình thai nhi phát triển qua từng tuần, các mẹ chú ý nhé.

– Tuần thứ 2: Thụ thai. Vào tuần này, các mẹ sẽ vừa rụng trứng, trứng sẽ được thụ tinh từ 12 đến 24 tiếng sau khi tinh trung gặp trứng. Trong nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào trong lúc nó di chuyển xuống ống dẫn trứng. Từ ống dẫn trứng đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.

– Tuần thứ 3: Làm tổ. Phôi nang sẽ phát triển, là một quả bóng siêu nhỏ gồm hàng trăm tế bào nhân lên với tốc độ cực nhanh. Phôi nang thường phát triển ở lớp niêm mạc, nơi có chất dinh dưỡng cao. Ngoài ra phôi sẽ sản xuất hormone thai kỳ hCG. Theo tín hiệu này, buồng trứng sẽ ngừng giải phóng trứng.

– Tuần thứ 4: Quả bóng của chúng ta giờ đã chính thức được gọi là phôi thai rồi. Đã khoảng 4 tuần từ ngày đầu của kì kinh cuối, thường đây là lúc kì kinh tiếp nên xuất hiện. Thời điểm này các biện pháp thử thai tại gia sẽ cho ra kết quả dương tính. Lúc này, bạn nhỏ của chúng ta chỉ bé bằng hạt anh túc.

– Tuần thứ 5: Tuy nhìn bé giống con nòng nọc hơn con người, nhưng bé đang phát triển rất nhanh. Hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành và trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu đập trong tuần này. Bé chỉ lớn bằng hạt vừng tại tuần thai này.

– Tuần thứ 6: Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Bé có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh).

– Tuần thứ 7: Ở tuần 7, bé đã lớn gấp đôi tính từ tuần trước. Tuy nhiên đuôi của bé vẫn còn, nhưng rất nhanh sẽ biến mất. Bàn chân và bàn tay bé sẽ phát triển, trông như những mái chèo. Lúc này chiều dài từ đầu đến mông của bé khoảng từ 9-15mm (bằng hạt đậu phộng).

– Tuần thứ 8: Bé bắt đầu di chuyển vòng vòng, nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Kích thước hiện tại của bạn ấy từ 16- 22mm.

su-phat-trien-cua-thai-nhi

Một số mốc khám thai mà các mẹ cần ghi nhớ

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Thai phụ cần ghi một số mốc khám thai quan trọng nhé. Việc này sẽ giúp các mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình và bé. Sau đây là một số mốc khám thai mà các mẹ cần nhớ.

– Khám thai lần đầu tiên: khoảng tuần thứ 5 – 8. Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số đánh giá sau: Kiểm tra cân nặng, chiều cao (tính BMI), kiểm tra huyết áp, siêu âm,… Ngoài ra còn thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh sau: Bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…

– Lần khám thai thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày. Trong lần khám thai thứ 2, bác sĩ sẽ thực kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.

– Lần khám thai thứ 3: Từ tuần 16-22. Khi khám thai lần 3, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,…để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

– Lần khám thai thứ 4: Trong khoảng thời gian từ tuần 22-28. Để theo dõi thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá sau: Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, tầm soát đái tháo đường thai kỳ, tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên,…

– Lần khám thai thứ 5: Từ tuần 28-32. Bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai,… Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.

– Lần khám thai thứ 6: từ tuần 32-34. Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

– Lần khám thai thứ 7: Từ tuần 34-36. Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 6 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.

7 Thời điểm vàng trong thai kỳ để con phát triển toàn diện

Sau đây là những thời điểm vàng mà các mẹ cần chú ý để bé có thể phát triển toàn diện:

thoi-diem-vang-trong-thai-ky

1. Thời điểm thai nhi 60 ngày tuổi

Được biết đến là thời điểm vàng. Đây là thời điểm mà cột sống và da của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Trong thời điểm này, mẹ có thể bổ sung canxi và nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung collagen, protein,… Trứng và sữa là các loại thực phẩm có chứa rất nhiều, cũng rất an toàn.

2. Thời điểm bé được 12 tuần tuổi

Đây làthời điểm mà trí não bé phát triển rất mạnh mẽ. Các bậc phụ huynh cần sử dụng nhiều thực phẩm có chứa DHA. Điều này là để hỗ trợ bé phát triển não bộ tốt nhất. Các loại thực phẩm có chứa DHA là: Hạt óc chó, cá chép,… Mẹ cần chú ý để bé có thể phát triển não bộ tốt hơn trong thời gian này.

3. Thời điểm bé được 17 tuần tuổi

Lúc bé được 17 tuần tuổi, đây cũng là thời điểm mà bé phát triển vượt trội về thính giác. Thời điểm này các mẹ cần sử dụng nhiều bài nhạc kích thích trí não nhằm thai giáo cho bé. Việc này cần diễn ra mỗi ngày, khoảng 15 đến 30 phút. Điều này sẽ giúp bé có sự phảt triển toàn diện về thính giác. Ngoài ra, các tiếng ồn quá lớn có thể ảnh hưởng đến bé, mẹ cần nên tránh những tiếng ồn như vậy.

4. Thời điểm bé được 21 tuần tuổi

Được biết đến là thời điểm vàng để giúp vun đắp cho bé về trí nhớ và tình cảm. Mẹ bầu nên chú ý điều tiết tâm trạng của bản thân, điều này giúp bé vui vẻ. Cả mẹ và ba đều nên dành thời gian để chuyện trò và vuốt ve bé. Ngoài ra còn cần những lời yêu thương cho bé. Điều này không chỉ giúp bé vui vẻ hơn mà còn để con cảm nhận được tình yêu và gần gũi với ba mẹ nhiều hơn.

5. Thời điểm bé được 30 tuần tuổi

Khi bé được 30 tuần tuổi, bố mẹ có thể biết đây là thời điểm vàng để con phát triển về mắt và vận động. Trong thời gian này, các mẹ cần hạn chế những ánh sáng mạnh và không tốt như: Tia đèn Led, đèn pin,… Ngoài ra, mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức. Điều này sẽ giúp mắt bé phát triển tốt, kèm theo đó là phản xạ tốt. Tốt nhất là nên bổ sung Vitamin A, chất này có nhiều trong một số loại thực phẩm như: Bí đỏ, cà rốt, rau bina, các sản phẩm sữa bầu,…

6. Thời điểm bé được 32 tuần tuổi

Cũng giống những thời điểm vàng đã nêu trên. Thời điểm bé được 32 tuần tuổi là thời gian hệ hô hấp của con phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này mẹ nên bổ sung các thực phẩm như: Khoai mỡ, lê, củ cải trắng,… Để thúc đẩy hệ hô hấp của bé phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm một số thực phẩm bổ phế, làm sạch phổi. Lưu ý ở thời gian này mẹ nên tránh xa môi trường có nhiều bụi bẩn, bia rượu. Đặc biệt tránh xa môi trường có khói thuốc lá trong cả thai kỳ để bé có lá phổi khỏe mạnh nhé!

7. Thời điểm bé được 34 tuần tuổi

Đây là giai đoạn mà bé nhà bạn sẽ có sự phát triển vượt bậc về vị giác. Bé có thể nếm được nhiều vị khác nhau như: Chua, ngọt, đắng, cay,… Sau khi tiêu hóa đồ ăn và hấp thụ thì chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển qua nước ối. Điều này giúp bé có thể nếm được vị qua nước ối của mẹ. Từ đó thì bé có thể học tập cách nhận biết nhiều mùi vị khác nhau. Mẹ có thể cảm nhận phản ứng của con thông qua các chuyển động của bé khi trong bụng.

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết hiện tượng thai yếu

Một số tình trạng như: Thai chết lưu, ngừng phát triển thai,… Đây là những trường hợp không hiếm gặp. Tên gọi chung cho những trường hợp này là thai yếu. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số dấu hiệu nhận biết thai yếu, để các mẹ kịp thời thăm khám. Cụ thể như sau:

– Ra máu bất thường.

– Ngứa toàn thân, xảy ra thường xuyên kèm vàng da, sốt và nước tiểu nhạt màu.

– Tiết dịch âm đạo nhiều có màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi.

– Sốt cao kèm theo các triệu chứng sốt khác như phát ban, đau khớp.

– Thai nhi ít đạp.

– Mất cảm giác căng vú.

– Ra sữa non sớm kèm triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo.

– Mẹ bầu đi tiểu quá ít.

– Đau đầu dữ dội.

– Chuột rút quá mức kéo dài và ngày càng trầm trọng .

– Đau lưng dữ dội bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng .

– Ngừng ốm nghén đột ngột.

– Mức hCG thấp.

– Tăng cân ít hoặc quá nhanh.

– Thiếu hoặc không có tim thai.

– Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR).

– Nhau thai thay đổi vị trí.

– Tiểu buốt, đau khi đi tiểu.

– Bề cao tử cung.

dau-hieu-nhan-biet-thai-yeu

Một số lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh

Sau đây là một số lời khuyên giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, các mẹ chú ý nhé:

– Sử dụng vitamin mỗi ngày.

– Tập luyện thể thao thường xuyên ( 150 phút/ tuần).

– Lập kế hoạch chuẩn bị sanh.

– Thay đổi thói quen (Tránh các chất tẩy rửa vệ sinh độc hại, nâng vác quá nặng).

– Không ăn phô mai mềm (phô mai không tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây sốt, sẩy thai, các biến chứng khác trong thai kỳ).

– Thực hành các kỹ thuật thư giãn hằng ngày (yoga, dãn cơ, hít thở sâu, mát xa).

– Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm (đau bụng, ra huyết, thai máy ít).

– Ăn thêm cá (trừ các loại cá có chứa nhiều thủy ngân).

– Ăn thực phẩm giàu canxi (Sữa, cá đóng hộp, rau lá xanh).

Những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi mang thai tháng đầu

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu chú ý những điều cần tránh khi mới mang thai sau nhé:

– Không sơn móng tay.

– Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Hạn chế quan hệ tình dục.

– Không hoạt động mạnh.

– Không hút thuốc lá.

– Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.

– Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi, massage.

– Hạn chế đến những nơi đông người.

Như vậy, qua bài viết 7 Thời điểm vàng trong thai kỳ để con phát triển toàn diện. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi và chia sẻ những kiến thức chăm sóc bé tốt hơn. Hy vọng với những kiến thức mà Minizon Kids đã cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *